Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

( PHUNUTODAY ) - Để các mẹ có thể hiểu rõ được các loại vắc xin tiêm phòng cho trẻ nhỏ cũng như những lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ nhỏ thì hãy tìm hiểu thông tin về lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh ngay dưới đây.

Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh mà các bậc phụ huynh cần nắm vững:

- 24 giờ sau sinh: Tiêm phòng viêm gan siêu vi B.

- 1 tháng tuổi trở xuống: Tiêm phòng BCG, tiêm phòng lao phổi.

- 2 – 6 tháng tuổi: Bao gồm các mũi tiêm:

+ Vắc-xin Rotavirut: ngăn ngừa Rota virut gây bệnh tiêu chảy

+ Tiêm phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt mũi 1,2,3

+ Tiêm phòng Hib mũi 1,2,3

+ Viêm gan siêu vi B mũi 2,3,4

- 6-11 tháng tuổi:  Tiêm phòng cúm

9.lich-tiem-phong-vac-xin-danh-cho-tre-nho-phunutoday.vn

 

- 12-15 tháng tuổi: Bao gồm các mũi tiêm

+ Sởi, quai bị, Rubella

+ Thủy đậu

+ Viêm gan A mũi 1

+ Viêm não Nhật Bản B

- 16-23 tháng tuổi: Bao gồm các mũi tiêm

+ Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt mũi 4

+ Hib mũi 4

+ Viêm gan A mũi 2

+ Viêm gan B mũi 4

- Trên 24 tháng tuổi:

+ Phòng bệnh viêm mũi họng, viêm màng não do vi khuẩn phế cầu

+ Phòng Viêm màng não mô cầu A+C

+ Tiêm phòng thương hàn, tã

+ Viêm não Nhật Bản mũi 3

- Trên 9 tuổi: Chủng ngừa HPV: ngăn ngừa ung thư cổ tử cung và bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục.

Một số lưu ý khi cho trẻ nhỏ đi tiêm phòng

1.Giảm đau tại chỗ tiêm:

Sau khi tiêm chủng, chỗ tiêm trên da của trẻ thường nổi cục cứng, sưng đỏ và rất đau là hiện tượng hoàn toàn bình thường, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng.

2. Giảm sốt cho con:

Sau khi tiêm, các trẻ thường có biểu hiện sốt nhẹ, mẹ nên cho con mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, dùng khăn mềm và nước ấm lau người cho trẻ.

Các bậc phụ huynh cũng có thể dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Nếu con có biểu hiện bất thường như co giật, da xanh tím tái, khóc nhiều thì cần phải đưa đến bệnh viện để kiếm tra ngay lập tức.

Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích được nhiều cho các bậc phụ huynh nhé!

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn