Mối nguy hại chết người khi trẻ mút tay

12:00, Thứ ba 14/10/2014

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Tật mút tay ở trẻ được ví như con dao 2 lưỡi, nó như thuốc "an thần" khi bé mệt mỏi cũng là nguyên nhân gây ra các vấn đề răng miệng, tiêu hóa...

làm mẹ, trị mút tay, trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, làm cha mẹ
Mối nguy hại chết người khi trẻ mút may.

Mút tay – con dao hai lưỡi

Nhiều trẻ nhỏ có thói quen mút ngón tay. Đây là một trò chơi giúp trẻ thư giãn, thoải mái bắt nguồn từ phản xạ bẩm sinh mút “ti” mẹ. Ở đa số trường hợp, thói quen này dần dần mất đi, nhưng một số trẻ vẫn “cố” duy trì nếu bố mẹ không can thiệp kịp thời.

Tật mút tay ở trẻ được ví như con dao 2 lưỡi, nó như thuốc “an thần” khi bé mệt mỏi, đau ốm hay bị cha mẹ mắng mỏ, nhưng cũng là nguyên nhân gây ra các vấn đề răng miệng và tiêu hóa ở trẻ.

Trị tật mút tay ở trẻ

Giải thích nhẹ nhàng cho bé

Để con từ biệt tật “mút mát”, bố mẹ cần năng trò chuyện để tìm hiểu tại sao bé mút tay. Bạn hãy giải thích cho bé hiểu “mút tay là xấu xí” và “nếu ngừng mút tay, bé sẽ xinh đẹp hơn rất nhiều”.

“Dọa” bé

Bạn có thể phân tích với bé rằng, mút tay sẽ đưa trực tiếp vi khuẩn vào miệng, hơn nữa là việc bé sẽ bị bạn bè trêu vì “lớn rồi” còn “mút mát”.

Khiến bé bận rộn

Bé thường mút tay vào những lúc rảnh rỗi không biết làm gì, vì vậy bạn cần làm cho bàn tay của bé luôn bận rộn bằng cách cho con chơi đồ chơi nào đó.

Ôm gấu bông đi ngủ

Mút tay khi ngủ là thói quen khó bỏ của bé. Nếu kiên trì, phải mất đến một vài tháng để luyện cho bé thói quen ngủ mà không “mút mát”. Bạn có thể cho bé ôm một con thú bông hoặc một cái gối ôm mềm mại để bé phải khó khăn nếu muốn mút tay ban đêm.

Khen ngợi sự thay đổi

Khi thấy bé có diễn biến tốt, bạn cần khen ngợi để bé ý thức được tầm quan trọng khi mình “nói không với mút mát”. Khen ngợi đúng lúc là cách tuyệt vời để thúc đẩy sự hợp tác của bé.

Bạn cũng cần lưu ý rằng, nếu mỗi lần khuyên bé không mút tay thành công, bạn lại khen thưởng thì có nhiều khả năng, quá trình cai nghiện tật xấu này cho bé sẽ sớm hoàn thành trước thời hạn. Ngoài khen ngợi bạn cũng có thể dành cho bé một phần thưởng nho nhỏ để động viên.

Ngoài ra bạn nên áp dụng các mẹo sau:

- Cho trẻ đeo găng trùm cả bàn tay khi ngủ.

- Quấn băng y tế quanh ngón cái khi bé ngủ.

- Bôi thuốc đắng vào ngón tay (nên hỏi ý kiến bác sĩ về sự an toàn của thuốc).

Tuy nhiên, các mẹo trên phải được kết hợp với việc để ý nhằm ngăn trẻ mút tay, và thu hút sự chú ý của trẻ đến các trò chơi. Vào buổi tối, nên để con thật buồn ngủ mới đưa vào giường, giữ tay cho đến khi bé ngủ.

Với trẻ lớn, không nên áp dụng những giải pháp "bạo lực" như bôi thuốc hay quấn băng vào tay, bởi sẽ tác động xấu đến tâm lý của trẻ. Tốt nhất là nhẹ nhàng giải thích những tác hại của thói quen này. Nếu trẻ vẫn chưa bỏ được, không nên quát mắng hay quở trách vì cảm giác có lỗi, kém cỏi sẽ khiến trẻ mút tay nhiều hơn.

Có thể khuyến khích con chơi với bạn hơn tuổi, vì trẻ lớn thường "khó tính" với những trẻ bé hơn, và con bạn có thể cố bỏ mút tay để được chấp nhận.

Bạn cũng nên tìm hiểu tâm tư tình cảm của con xem trẻ có gặp khó khăn gì không. Nên gần gũi để trẻ không cô độc, khích lệ lòng tự hào của trẻ. Nếu thấy khó khăn trong việc "cai" mút tay cho con, bạn nên nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý.

làm mẹ, trị mút tay, trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, làm cha mẹ
Mẹo hay để trẻ ngủ một mình và không khóc đêm mẹ phải biết
Chăm con là điều không dễ dàng gì với các bậc cha mẹ, đặc biệt nhiều gia đình gặp nhiều khó khăn trong việc làm thế nào để trẻ có được giấc ngủ ngon vào ban đêm.
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link