Tại khoa Nam học và Y học giới tính - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội mới đây đã tiếp nhận và điều trị cho một nam bệnh nhân 46 tuổi tên Nguyễn Khánh N., quê Nam Định. Anh Khánh N. gặp tình trạng không thể nào “đứng nổi” dù đã áp dụng nhiều phương pháp kích thích.
Vào 12/2020, hai vợ chồng nam bệnh nhân này đến bệnh viện khám vì lý do vô sinh, hiếm muộn. Nhưng khi đến khám, người vợ chia sẻ nguyện vọng với bác sĩ rằng muốn làm thụ tinh trong ống nghiệm và chữa liệt “cậu nhỏ” cho người chồng của mình.
Theo kiểm tra ban đầu thì lý do của việc chậm có con là do “cậu bé” của người chồng không thể cương cứng được để tiến hành “gần gũi”. Chính vì vậy, anh không thể nào giải phong tính binh trong suốt 11 năm. Chia sẻ lý do không đi thăm khám, người vợ cho biết vì xấu hổ, sĩ diện với gia đình, hàng xóm nên hai vợ chồng giấu bệnh và ở bên nhau suốt 11 năm qua không có “ chuyện ấy”.
Tuy nhiên, thật may mắn sau hơn 1 tháng được bác sĩ tư vấn và điều trị, vợ chồng anh Khanh N đã vui mừng cho biết, hiện người chồng đã lấy lại được khả năng cương dương của mình và hy vọng sẽ sớm sinh con trong thời gian tới.
Chuyên gia chia sẻ nguyên nhân gây rối loạn cương dương
Theo TS.BS Nguyễn Hoài Bắc - Trưởng khoa Nam học và Y học giới tính tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã chia sẻ: Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe tình dục của nam giới, trong đó bao gồm các yếu tố: Lối sống, dinh dưỡng, môi trường sống, tinh thần ảnh hưởng rất nhiều tới “cậu nhỏ” và làm ảnh hưởng tới chất lượng “tinh binh”.
Đặc biệt, đối với những người nam giới trên 45 tuổi, yếu tố về sinh học liên quan đến tuổi tác là yếu tố không thể thay đổi được. Rồi từ đó là sự suy giảm hormone sinh dục của người đàn ông, và làm giảm testosterone cũng ảnh hưởng đến khả năng xuất tinh dẫn tới vô sinh hiếm muộn.
Đồng thời, theo BS Bắc khuyến cáo: Trong trường hợp các cặp vợ chồng nên học cách giao tiếp cởi mở và trung thực để duy trì một kết nối mạnh mẽ về cảm xúc, giúp cho quá trình "gần gũi" được tốt nhất, giữ lửa hôn nhân.
Nếu như các dấu hiệu giảm ham muốn, cách tốt nhất là đến gặp thăm bác sĩ để kiểm tra máu và chẩn đoán các triệu chứng thì hoàn toàn có thể điều trị được.
(*) Tên nhân vật đã được thay đổi