Lí do đặc biệt khiến thái giám lúc nào cũng mang kèm cây phất trần bên người

( PHUNUTODAY ) - Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao ngày xưa thái giám Trung Quốc luôn mang cây phất trần bên cạnh người không? Dưới đây là lý do đặc biệt khiến các thái giám lúc nào cũng mang kèm cây phất trần bên người:

Đầu tiên, phất trần của thái giám cũng được phân chia theo cấp bậc. Phất trần cao cấp thường được làm từ gỗ trầm hương và lông đuôi ngựa hoặc lông đuôi hươu. Phất trần loại kém hơn làm từ vật liệu gỗ thông thường và y phục đã qua sử dụng. Thái giám cầm phất trần càng cao cấp càng thể hiện được thân phận cao quý của họ.

Một trong những công dụng chính của phất trần là làm nghi trượng. Nghi trượng là khí cụ dành cho đội thị vệ và những người ở cạnh Hoàng đế khi tuần hành, như: Vũ khí, quạt, dù, cờ... Và tất nhiên không phải ai cũng có đủ tư cách để sử dụng nghi trượng.

phat-tran-YLFO

Chẳng những vậy, phất trần có thể được dùng như một vũ khí tạm thời. Theo ghi chép trong Minh sử và Thanh sử, thái giám cấp cao kề cạnh Hoàng đế không cần phải cầm phất trần, trong khi đó thái giám thấp hơn một bậc phải cầm phất trần và quan sát mọi tình huống xung quanh Hoàng đế.

Tất cả thái giám này đều đứng kề cận hai bên trái phải của Hoàng đế, có thể theo Hoàng đế vào những nơi không thích hợp cho thị vệ tiến vào. Nếu thấy tình huống nguy hiểm, khi có thích khách xuất hiện thì những thái giám cầm phất trần sẽ dùng chúng làm vũ khí chống trả, kéo dài thời gian để các thị vệ có thể ứng cứu.

Bên cạnh đó, thái giám là những người thường xuyên kề cận phi tần và cung nữ trong hậu cung, dù đã mất đi 1 vài bộ phận nam giới trên cơ thể nhưng không có gì đảm bảo thái giám sẽ không làm ra chuyện không phù hợp. Lúc này, phất trần được xem là một lời nhắc nhở. Xét cho cùng, trong Đạo giáo và Phật giáo, phất trần còn có ý nghĩa đoạn tuyệt hồng trần. Nhìn thấy phất trần trong tay cũng có thể khiến thái giám quên đi mọi tâm tư không đứng đắn.

Cây phất trần vốn là những cây chổi quét bụi, đuổi muỗi mòng, một trong những vật tùy thân của các Tỷ kheo ở Ấn Độ, thường được làm từ lông dê, gai vải bông xé nhỏ, vải hoặc vật cũ rách, nhánh cây, ngọn cây và có chức năng như một vật tùy thân cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho đời sống du hành. Sau khi Phật giáo được truyền bá rộng rãi sang Trung Quốc, phất trần là pháp khí biểu tượng cho sự tu tập đoạn trừ phiền não, chướng nạn đồng thời là vật trang nghiêm của các bậc cao tăng trong khi thực thi pháp sự.

Hình ảnh người thái giám cầm phất trần là do ảnh hưởng tạo hình trong Kinh kịch và tuồng Quảng - hai loại hình văn hóa nổi tiếng của Trung Quốc. Trong những vở Kinh kịch, tuồng Quảng này, thái giám là vai có phục trang, lối vẽ mặt giống các vai khác nên mới được cho cầm cây phất trần để giúp người xem dễ phân biệt nhân vật hơn. Sau này đã ảnh hưởng đến điện ảnh nên tạo hình thái giám trong các bộ phim thường cầm phất trần là vậy.

Phất trần không tạo âm thanh lớn, dù có vung phất trần nhiều lần cũng hiếm ít gây khó chịu cho chủ nhân. Thêm vào đó, phất trần khá nhẹ, thuận tiện mang theo bên người và dễ dàng lấy ra sử dụng.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link