Mới đây theo kết quả điều tra của các nhà khoa học Mỹ và Canada, các loại cốc nhựa dùng một lần trên toàn thế giới đều được sản xuất từ loại nhựa gọi là Polystyrene có màu trắng, nhẹ, tính dẻo. Nhờ những đặc tính trên mà Polystyrene rất được ưa chuộng, đặc biệt là trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
Nhưng các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng chất Polystyrene là một loại chất độc, nguy hiểm đến sức khỏe người sử dụng và đặc biệt là có liên quan đến bệnh ung thư.
Nguy cơ ung thư từ đồ nhựa dùng một lần
Trong bối cảnh hiện nay, những hành động dứt khoát và quyết liệt của Pháp, Đài Loan.. là điều rất cần thiết và kịp thời vì giúp giảm nhẹ được những vấn đề về chất thải ra môi trường.Tuy nhiên, không chỉ là vấn đề về môi trường, chúng ta sẽ phải bỏ ngay thói quen sử dụng đồ nhựa dùng một lần khi biết mức độ độc hại của chúng với sức khỏe người tiêu dùng.Với tính năng nhẹ, bền, dễ sử dụng… đồ nhựa dùng một lần đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng. Những chế phẩm này rất được ưa chuộng tại những cửa hàng đồ uống, đồ ăn nhanh hay trong những buổi party, picnic dã ngoại. Tuy nhiên, chính vật dụng tiện lợi, hữu ích và tưởng chừng như vô hại này lại chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn tới sức khỏe.
Theo các nhà khoa học Mỹ và Canada, các loại cốc nhựa dùng một lần trên toàn thế giới đều được sản xuất từ loại nhựa gọi là Polystyrene hay chính là nhựa mang nhãn số 6. Polystyrene (viết tắt và thường gọi là PS) là một loại nhựa khá rẻ tiền, có màu trắng, trọng lượng nhẹ, tính dẻo nên thường được sử dụng trong khâu đóng gói bao bì.
GS.TS. Nguyễn Văn Khôi, Viện Hóa học cho biết, chất lượng nhựa sử dụng làm cốc dùng mọt lần trên thị trường hiện nay không kiểm soát được. Những sản phẩm dùng để ăn uống được làm từ nhựa tái chế rất nguy hiểm. Dù chưa thể biết độ độc hại đến đâu, nhưng nếu sản phẩm từ nhựa rác thải thì người dùng có nhiều nguy cơ bị nhiễm khuẩn.
Ngoài ra, cũng không kiểm soát được chất phụ gia cho vào để sản xuất nhựa tái chế như chất bột đá, chất hóa dẻo... Bên cạnh đó, nhựa làm từ rác thải có nhiều beoxit độc hại, tạp chất, có hại cho sức khỏe. Theo ông Khôi, nhựa có thể tái sinh nhưng tái sinh với mục đích gì mới là quan trọng, tái sinh từ rác để làm đồ dùng ăn uống thì cần phải kiểm định gắt gao.
Nhiều chuyên gia cho rằng, nhựa chỉ tái chế 1 lần cũng sinh ra nhiều hợp chất độc hại, tái chế nhiều lần càng độc hơn. Vì hàm lượng chất độc sinh ra rất thấp, người tiêu dùng chưa thấy được ngay tác động. Sử dụng tthời gian dài thì chất độc sẽ tích lũy dần trong cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí dẫn đến ung thư...
Kỹ sư Vũ Tân Cảnh, Phòng Vật liệu Polyme và Compozit, Viện Khoa học Vật liệu (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết, về nguyên tắc, những vật dụng bằng nhựa chỉ dùng để đựng thức ăn nguội. Khi đựng đồ nóng, hàm lượng monostyren (một chất độc) trong loại nhựa này giải phóng ra càng nhiều gây tổn hại đến gan và nhiều bệnh khác. Không chỉ nhiệt độ cao, loại nhựa này khi gặp dầu mỡ, muối mặn, axít... sẽ gây độc tố gây hại cho sức khỏe cho người sử dụng.