Đừng "lôi" người lớn vào
Đôi khi các cặp đôi vô tình hay cố ý, trong lúc cãi nhau thường "lôi" người lớn vào các cuộc cãi vả, tranh luận. Khi nói xong, nếu bạn có quên thì nửa kia của bạn vẫn còn nhớ mãi, và nếu có hàn gắn lại được thì nó giống như một "vết sẹo" đã in sâu vào bộ não của người ấy rồi.
Chính vì vậy, bạn đừng dại mà "lôi" người lớn vào các cuộc tranh luận, cãi nhau nhé, nếu không muốn xa nhau mãi mãi.
Đừng mang chuyện cũ ra “xào lại”
Chuyện cũ đã qua, đừng có mỗi lần cãi nhau lại mang chuyện cũ ra nhiếc móc. Người ta đã biết lỗi rồi, thời gian cũng đã qua đi rồi, bạn có thể để mọi thứ chìm sâu vào quên lãng được rồi đấy.
Dù thế nào vẫn phải tôn trọng nhau
Bất luận giận bạn trai đến mức nào, bạn không nên trút giận bằng mọi giá trên Internet. Đăng những lời nguyền rủa anh ta trên Facebook, những lời quát mắng giận dữ trên Twitter hoặc viết tên anh ta trong blog là điều không nên.
Đừng phơi bày điều xấu nơi công cộng bởi sự xúc phạm này sẽ phá vỡ những điều tốt đẹp mà hai bạn đã xây dựng từ trước đến nay. Hơn nữa nếu sau này cãi nhau, anh ta cũng có quyền làm như thế. Hãy nghĩ đến điều đó để thôi những việc làm bồng bột ấy lại. Hãy tôn trọng quyền riêng tư của bạn trai bất luận nó vô lí và xấu xa như thế nào.
Giận vừa đủ…dùng
Giận vừa phải thôi, đủ để bạn thấy rằng người kia cũng đã biết lỗi. Đôi khi, giận dai lại làm phản tác dụng ngược trở lại đấy. Không có tình yêu nào tràn đầy mật ngọt, cay đắng cũng là gia vị cần thiết của tình yêu.
Đe dọa làm tổn thương chính mình
Đe dọa làm tổn thương chính mình chẳng hạn "tôi sẽ tự tử cho anh coi", là điều nhàm chán nhất mà bạn có thể làm như một biện pháp để đối phó với cuộc chiến. Bằng cách này, bạn sẽ đẩy bạn trai vào một vị trí dễ bị tổn thương và làm anh xin được tha thứ ngay cả khi không muốn. Hành động ấy của bạn có thể lấp đầy tâm trí anh ta với những sự chán ghét và ghê tởm. Nên nhớ điều quan trọng để đối phó với một tình huống tồi tệ là sự trưởng thành chứ không phải bằng đe dọa và áp lực.
Dọa ly hôn
Những câu nói mang tính đe dọa thường có tính phá hoại rất mạnh. Đặc biệt là những cặp vợ chồng lúc nào cũng treo hai chữ "ly hôn" trên miệng. Đây là vấn đề mà nhiều cặp vợ chồng trung niên hay mắc phải. Bơi vì áp lực cuộc sống của họ rất lớn, trên có già, dưới có trẻ, bên ngoài xã hội lại có nhiều cám dỗ. Vậy nên, hễ cãi nhau là lại đòi ly hôn, như vậy sẽ gây ấn tượng tiêu cực cho đối phương. Cả 2 sẽ có cảm giác rời xa nhau, họ vẫn sẽ sống tốt được.
Không dừng lại khi thấy chàng đã chạm mốc giới hạn chịu đựng
Đàn ông luôn trở nên yếu thế trong các cuộc đấu khẩu với phụ nữ, bởi đơn giản họ không phải là đàn bà. Do đó khi xảy ra mâu thuẫn, họ dễ bị kích động và có xu hướng co mình lại. Khi cảm thấy đã chạm mốc giới hạn chịu đựng, chàng thường nói một câu chốt lại rồi im lặng và rút lui. Lúc này bạn đừng nghĩ rằng anh ta thua mà làm tới. Nếu là một người phụ nữ khôn ngoan, bạn sẽ hiểu tính chất nghiêm trọng của tình hình và cố gắng giữ cho cuộc tranh luận không quá căng thẳng. Nếu không, anh ấy cảm thấy quá sức chịu đựng và nổ tung, còn bạn sẽ là người hối hận.
Nói chuyện nửa chừng rồi bỏ đi
Một kịch bản điển hình thường xảy ra giữa các cặp vợ chồng trong cuộc chiến đó là một trong hai người có xu hướng nói chuyện nửa chừng rồi bỏ đi, đôi khi chỉ vì muốn để đối phương nguôi giận. Đây có thể là phương pháp tốt để bày tỏ sự tức giận của bạn nhưng nó có thể phá hủy mối quan hệ với mức độ trầm trọng.
Chuyên viên tâm lí khuyên các đôi khi cãi nhau, đừng quan tâm đến việc bạn phải chịu sự cay đắng như thế nào, hãy cho cuộc nói chuyện một lối thoát. Hãy trở nên lịch sự và giữ những phép xã giao cơ bản để cho nhau cơ hội nói chuyện.