Ảnh hưởng trí thông minh
Theo nghiên cứu, tâm lý lo âu bồn chồn của mẹ trong giai đoạn đầu thai kỳ sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến khả năng tập trung của trẻ. Không chỉ vậy, khi bị suy sụp tinh thần, đa số mẹ bầu sẽ trở nên ù lì, chậm chạm và tăng cân nhiều hơn. Và điều này gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi, khiến con không nhận đủ dưỡng chất để phát triển, nhất là phát triển não.
Trẻ có nguy cơ tăng động cao
Khi mẹ bầu bị căng thẳng, cơ thể liên tiếp sản sinh ra cortisol và dolpamine, hai loại hoóc-môn gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, khiến bạn dễ trở nên bồn chồn, kích động và nguy cơ mắc chứng tăng động cũng cao hơn hẳn.
Nguy cơ rối loạn tâm ký
Theo thống kê, những mẹ bầu gặp phải tình trạng rối loạn tâm lý trong tam cá nguyệt thứ 3 thường có nguy cơ sinh con bị rối loại hành vi cao gấp 2 lần so với bình thường. Đặc biệt, nguy cơ càng tăng cao hơn nếu như tình trạng tâm lý bất thường của mẹ trở nên nghiêm trọng hơn vào những ngày cuối thai kỳ.
Ảnh hưởng khả năng ngôn ngữ
Theo thống kê, có tới 15% trẻ em có mẹ gặp vấn đề tâm lý trong thời gian mang thai gặp các vấn đề về khả năng ngôn ngữ, và biểu hiện thường gặp là chậm nói. Nguyên nhân là do trong giai đoạn trầm cảm, bầu thường có xu hướng “lơ là” chế độ dinh dưỡng, dẫn đến hậu quả tất yếu, thai nhikhông nhận đủ dưỡng chất để phát triển.
Ảnh hưởng tính cách trẻ
Theo nhiều nghiên cứu, tâm trạng của mẹ bầu trong 9 tháng mang thai có ảnh hưởng rất lớn đối với tính cách của trẻ sau khi sinh. Theo đó, những mẹ bầu thường xuyên cáu gắt sẽ sinh con dễ nổi giận, mẹ bầu bi quan sẽ sinh bé tự ti, bầu lạnh lùng thì tích cách bé cưng cũng lãnh đạm hơn…
Các chuyên gia khuyến cáo phương pháp giúp mẹ bầu luôn vui vẻ cả ngày như sau:
Nghỉ ngơi hợp lý
Các kỹ thuật thư giãn đơn giản như hít thở sâu và hình ảnh thư giãn rất hữu ích. Các kỹ thuật này cũng được dạy trong các lớp học tiền sản. Bạn có thể thử:
Tập hít thở sâu
Luôn nhắc nhở bản thân về việc “giữ bình tĩnh” và “thư giãn” khi bạn hít thở sâu. Thiền ít nhất mười phút mỗi buổi sáng để có được kết quả tốt nhất. Biện pháp này cũng sẽ điều chỉnh trạng thái tinh thần của mẹ bầu.
Đừng lo lắng nhiều
Đây là một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng tức giận khi mang thai. Càng lo lắng, bạn càng dễ bị kích động, từ đó tạo ra tác động đáng kể đến phản ứng cảm xúc của bạn với những người xung quanh.
Lối sống lành mạnh
Khi mang thai, bạn nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, chẳng hạn như ưu tiên rau xanh, uống nhiều nước, ăn các loại hạt tốt cho bà bầu, hạn chế hấp thụ quá nhiều caffeine… Bên cạnh đó, hãy cố gắng ngủ đủ giấc và tránh tiếp xúc với khói thuốc lá nhiều nhất có thể.