Thời tiết trở lạnh, bà mẹ họ Lý (Hồ Nam, Trung Quốc) rất sở đứa con nhỏ mới 2 tháng tuổi của mình bị cảm lạnh. Cô để con ngủ ở giường riêng. Trước khi đi ngủ, cô Lý đã mặc cho con 3 lớp áo gồm một bộ đồ trong cùng, một áo sát mách và một áo khoác.
Khoảng 4h sáng, cô Lý dậy cho con bú rồi cho bé đi ngủ tiếp. Lúc này, cô kéo thêm chăn đắp cho con. Đứa trẻ nằm dưới tổng cộng 3 lớp chăn, gồm 2 lớp chăn điều hòa và 1 chiếc chăn nhỏ của em bé.
Đến 7h sáng, cô Lý dậy thì phát hiện con tím tái, mồ hôi nhễ nhại nên lập tức đưa bé đến bệnh viện để cấp cứu.
Bác sĩ Cai Zili, phó Trưởng khoa Y tế chăm sóc sức khỏe quan trọng số 1, Bệnh viện Nhi Hồ Nam cho biết lúc trước lúc được đưa đến bệnh viện này, đứa trẻ đã trải qua 5 ngày điều trị tại bệnh viện địa phương nhưng cháu bé không tỉnh, tím tái khắp người, phải thở máy.
Sau khi tìm hiểu bệnh sử và làm các xét nghiệm liên quan, bác sĩ chẩn đoán con của cô Lý mắc hội chức Muggy. Bé được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện. Dù các bộ phận trong cơ thể đứa trẻ đã hồi phục tốt nhưng bác sĩ cho biết tổn thương hệ thần kinh phải mất thời gian dài mới có thể hồi phục.
Hội chứng Muggy (Muggy Syndrome) chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi. Chữ "muggy" có nghĩa là nóng ẩm, ngột ngạt. Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng này là do người lớn ủ ấm trẻ quá mức hoặc bế bé quá lâu, để trẻ ở trong phòng nhiệt độ quá ấm và lâu ngày không mở cửa sổ để không khí lưu thông. Hiện tượng trao đổi chất ở cơ thể trẻ diễn ra mạnh mẽ trong khi khả năng điều hòa thân nhiệt lại kém. Khi mặc nhiều quần áo hoặc ủ ấm trẻ quá mức sẽ làm thân nhiệt tăng, mồ hôi tiết ra làm ướt lớp quần áo bên trong.
Những việc này sẽ làm ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trẻ mắc hội chứng Muggy thường có các triệu chứng là thiếu oxy và thiếu máu cục bộ do nhiệt độ cơ thể tăng cao.
Ngoài biểu hiện nóng bức, ngột ngạt, trẻ mắc hội chứng muggy còn có biểu hiện ho, sổ mũi, tiêu chảy, mất nước... Trong trường hợp nặng, hệ thần kinh của đứa trẻ có thể bị tổn thương.