Sau khi chúng tôi kết hôn, mẹ chồng tôi bắt đầu trở tính. Bà không nhận tiền đóng góp của hai đứa, nhưng lại yêu cầu chúng tôi đứng ra sắm sửa vật dụng trong nhà và đặc biệt sửa lại công trình vệ sinh.
Bất ngờ vì vừa cưới đã bị mẹ giao ngay cho việc xây công trình phụ ở quê. Trong khi đó anh vẫn phải vay tiền bạn bè để lo cưới, còn tiền mừng thì đưa hết cho mẹ.
Biết vợ không thoải mái, chồng tôi an ủi: “Thôi xây lại bếp và công trình phụ cũng tốt, sau này em về sinh nở sẽ vệ sinh và thuận tiện hơn”. Chồng đã nói vậy tôi cũng đành chấp nhận dù trong bụng rất ấm ức.
Vừa kết hôn, mẹ chồng đã bắt chúng tôi nộp tiền xây công trình phụ ở quê. Ảnh minh họa
Công trình phụ và bếp làm xong, vợ chồng tôi mất toi 50 triệu đồng vào đó. Tiền mừng cưới đưa hết cho bà vẫn không đủ, tôi còn vay thêm của bạn bè 10 triệu nữa để góp cho mẹ chồng.
Dù dồn cả một đống tiền vào xây dựng và mua sắm nhưng tôi lại luôn bị mẹ chồng giám sát và nhắc nhở mỗi khi sử dụng chúng.
Nấu ăn thì bà không cho nấu những món phải ninh, hầm lâu vì sợ tốn ga. Mỗi khi giặt quần áo thì bà cứ đi ra đi vào nhắc nhở dùng tiết kiệm không tốn nước. Trời nóng như thiêu nhưng bà không cho bật điều hòa mà bắt múc một chậu nước to để giữa nhà rồi bật quạt lên thế là mát mà không lo khô da.
Tôi luôn bị mẹ chồng giám sát và nhắc nhở mỗi khi làm việc nhà.
Tôi góp ý với chồng: ‘Triết lý của bà thật là đúng! Nhưng chẳng lẽ suốt mùa hè lúc nào ông bà cũng để 1 cái chậu nước to đùng giữa nhà hay sao? Rủi may, đêm hôm có đi vệ sinh, đá phải chậu nước thì hậu quả sẽ như thế nào? Ông bà cũng có lương hưu cả, hàng tháng vợ chồng mình lại gửi tiền về đóng góp thêm. Thu nhập bảy, tám triệu 1 tháng thì tiết kiệm quá làm gì cho khổ thân”.
Chồng tôi cũng thấy như thế và góp ý lại với mẹ, nhưng không ngờ anh bị bà mắng ngay lập tức. “Anh chị tưởng chúng tôi để dành tiền gửi ngân hàng tiết kiệm mà không dám chi tiêu à. Hàng tháng tôi còn phải lo bao nhiêu là khoản, nào là ma chay, giỗ chạp, cưới xin… lại còn tiền vay ngân hàng cho anh đi học tôi đã trả được đâu”. Điệp khúc lại được rao cả ngày khiến cả gia đình không được yên tai lúc nào.
Vốn đã để ý tôi, nay bà lại càng thêm soi mói, mua gì về bà cũng không ưa. Thức ăn này bà kêu không tốt cho dạ dày của con bà, “làm vợ mà chồng bị dạ dày cũng không biết à?”. Thực phẩm kia bà kêu không tốt cho sức khỏe của người già, “làm dâu mà không biết chăm lo cho bó mẹ chồng”…
Sự soi mói, tiết kiệm thái quá cuả mẹ chồng khiến tôi thấy ngột ngạt không còn thoải mái mỗi khi phải về quê chồng.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 đã cận kề, nhiều bạn đồng nghiệp đã lên kế hoạch cho những chuyến du lịch thú vị, những bữa tiệc tụ họp vui vẻ, tôi lại chẳng thấy hứng khởi gì cho dịp nghỉ lễ dài này cả, vì tôi lại phải đối mặt với mẹ chồng ở quê.