Tôi sinh ra và lớn lên ở Thủ đô Hà Nội về làm dâu ở tỉnh lẻ. Nhà chồng tôi dù ở tỉnh lẻ nhưng thuộc vào hạng khá giả. Chính vì thế, ông bà có tiền mua nhà cửa ở Hà Nội cho các con đàng hoàng. Tôi luôn trân trọng những gì bố mẹ mang lại cho vợ chồng tôi.
Thế nhưng, đằng sau đó thì tình cảm mẹ chồng nàng dâu của chúng tôi luôn gặp phải xung đột. Nhà có hai anh em trai, cả hai đều sống ở Hà Nội. Chồng tôi và cậu em lên kế hoạch hai tuần về thăm ông bà một lần. Ngày mới cưới, tôi rất ủng hộ chuyện ấy. Nhưng giờ đây, mỗi lần phải về nhà chồng là tôi thấy ngán lắm. Cô em dâu của tôi cũng thốt lên rằng “sao mẹ chồng ác thế chứ?”.
Nhà chồng tôi ở trung tâm thành phố Thái Bình, gồm 4 tầng. Và đi đâu, mẹ chồng tôi cũng khoe: “Nhà tôi có đến tận 5 cái điều hòa”. Thế nhưng, sự thật là… suốt 5 năm làm dâu, dù những ngày hè nắng nóng như dội lửa, cả hai chị em dâu tôi cũng không hề được hưởng một giây phút điều hòa.
Tôi chỉ là người đẻ mướn của gia đình bà? |
Cả nhà chỉ có 2 cái điều hòa được bật, một ở trong phòng ông bà, một ở phòng ngủ lớn trên tầng 3. Còn những các phòng khác thì bà bảo: “Bật lên sẽ quá tải, cháy áp, cứ mở cửa rổ, bật quạt là… mát rượi”.
Ngặt một nỗi, bà gọi 2 cháu nội sang phòng ngủ với ông bà vì phòng rộng, có đến tận hai giường. Bà cũng dồn nốt hai cậu con trai cưng của mình vào phòng còn lại có chiếc điều hòa được bật.
Không ai bảo ai, hai chị em dâu tôi vác gối sang nằm cạnh nhau trong một căn phòng… chỉ bật quạt và mở cửa sổ là mát rượi – như lời mẹ chồng tôi nói.
Thường thì những đêm như thế, cả tôi và cô em dâu không tài nào ngủ được. Mồ hôi ròng ròng, gió đâu chẳng thấy chỉ thấy tóc ướt, cổ ướt sũng vì mồ hôi. Bước xuống tầng 3, nhìn hai ông chồng ngủ, chúng tôi lại quay vào nhìn nhau tủi thân không nói nên lời.
Thật ra, không có điều hòa cũng chẳng sao, thường thì người ta vẫn nằm quạt mà ngủ được đấy thôi. Nhưng cả hai chị em dâu đều buồn, vì cảm thấy mình không phải là người của gia đình này, mình chỉ như con “đẻ mướn” cho nhà họ vậy. Mẹ chồng đối xử với chúng tôi khác nào người ăn, kẻ chứ đâu phải con cái trong nhà?
Chưa hết, khi tôi mang chuyện này thắc mắc với chồng tôi, hỏi tại sao anh lại chấp nhận để mẹ “tách” hai cặp vợ chồng ra như vậy?, thì anh tỏ ra cáu gắt với tôi mà nói rằng: “Đã về nhà bố mẹ, mẹ sắp đâu thì theo đó!”
Một lần, tôi đang trong phòng tắm thì thấy mẹ chồng tôi nói chuyện với bà hàng xóm rằng: “Tôi phải trị hai cái con này, để chúng biết về nhà chồng phải phục tùng nhà chồng, không thì ra ngoài Hà Nội, không có mình, chúng cưỡi lên đầu con trai mình lúc nào không biết.”
Tôi nghe vậy mà thấy tổn thương ghê gớm. Trách nhiệm dâu trưởng với gia đình, tôi không một ngày nào quên, công việc lớn bé trong gia đình, tôi đều tham gia. Tôi cũng đã sinh cháu đít tôn cho các vụ. Mỗi lần về, tôi đều mua quà cho cả hai ông bà, cơm bưng nước rót đầy đủ, vậy mà vẫn bị mẹ chồng gọi là “cái con đó, con kia”.
Tôi cảm thấy ghê tởm người đàn ông ngồi bên cạnh mình, ghê tởm người đàn bà mà con tôi đang phải gọi là “bà nội”. |
Tôi ít nói, cô em dâu của tôi rất thẳng tính. Cô ấy bảo “mẹ ơi, con gọi thở sửa điều hòa, bà lắc đầu không đồng ý “con ơi sửa cũng không bật được vì điện yếu, để nguyên phòng mẹ còn bật được điều hòa, con sửa yếu điện thì cả nhà cùng nóng”.
Không có điều hòa, nóng chúng tôi không thể nào ngủ được. Vậy mà, các ông chồng vẫn đòi ở lại đến hết đêm chủ nhật, sáng sớm thứ hai chạy xe lên đến Hà Nội vừa kịp 7 giờ cho các con đi học, mọi người đi làm.
Lần nào ngồi trên xe quay trở lại Hà Nội, trong đầu tôi cũng hiện ra những câu hỏi: Phải chăng, chồng tôi biết được ý đồ của mẹ mình và cũng ủng hộ việc trị con dâu của bà? Tự nhiên, tôi cảm thấy ghê tởm người đàn ông ngồi bên cạnh mình, ghê tởm người đàn bà mà con tôi đang phải gọi là “bà nội”. Bà ý không xứng là bà nội của con tôi.