Mẹ chồng chính là người đi trước, con dâu là người đến sau. Bởi vậy nên mẹ chồng nhất định phải bảo ban con dâu, hướng dẫn chỉ dạy cho con dâu, nhất định không được làm khó con dâu.
Mẹ chồng nếu như là người không hiểu Đạo thì thường chỉ chăm chăm chú ý đến những khuyết điểm của con dâu, lấy quyền áp đặt con dâu thì sao có thể hòa thuận giữa hai người được.
Mẹ chồng nên coi con dâu như con gái của mình để đối đãi. Nếu như không làm được thì người con dâu cũng khó coi mẹ chồng như mẹ đẻ, rất khó để gia đình hòa thuận vui vẻ.
Khi nói chuyện thì mẹ chồng nên khích lệ con dâu, đề cao sở trường của con dâu. Nếu con dâu có sai trái gì thì mẹ chồng trước tiên phải khoan dung độ lượng, sau mới chỉ bảo. Càng trách mắng thì con dâu cảm thấy xa cách.
Người con dâu khi về nhà chồng cần hiểu rằng yêu chồng thì cũng cần yêu cả bố mẹ chồng. Làm con dâu cần coi cha mẹ chồng chính là cha mẹ đẻ của mình mà hiếu kính. Cổ nhân có câu “Đời người có hai bên cha mẹ”, cho nên đối với hai bên cha mẹ đều phải đối xử như vậy.
Cha mẹ chồng trong gia đình cũng giống như phần rễ của cây. Muốn cây xanh lá thì nhất định phải đối xử tốt với rễ cây. Vì vậy, làm con dâu trong nhà phải hiếu thảo, đối xử tốt, phụng dưỡng tốt cha mẹ chồng thì gia đình mới vững chãi.
Phận làm dâu cần hiểu đạo lý rằng cha mẹ chồng chính là phúc báo của gia đình. Đừng bao giờ oán giận người già, không hiếu thảo với người già bởi vì không đối xử tốt, không hiếu thảo với cha mẹ thì bản thân cũng khó mà được phúc báo.
Thời xưa con người phi thường coi trọng hiếu đạo, ai ai đều xem trọng và tôn kính những người hiếu thảo. Ngoài con trai, con gái hiếu thảo với cha mẹ đẻ ra thì con dâu hiếu thuận với cha mẹ chồng cũng được Trời đất và mọi người kính trọng.
Trong xã hội nào thì một người mẹ chồng hiểu đạo lý sẽ khiến gia đình, xã hội tôn kính. Người con dâu hiếu đạo sẽ luôn được ca ngợi.