Tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Khắc Hân Hoan, trưởng khoa Xét nghiệm Di truyền y học, Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM) chia sẻ về hiện tượng đa thai và các vấn đề xung quanh chủ đề này.
Đa thai (sinh 2, sinh 3 hoặc nhiều hơn) có thể là do cùng một hợp tử (cùng trứng và tinh trùng - hay được gọi nôm na là cùng trứng) tỷ lệ khoảng 1/300 hoặc do nhiều hợp tử (khác trứng và khác tinh trùng - gọi nôm na là khác trứng) tỷ lệ khoảng 1/500 đến 1/100 tùy theo chủng tộc.
Trả lời câu hỏi: Các trẻ song sinh, sinh ba, sinh tư thường có những đặc điểm giống khác nhau như thế nào về giới tính, ngoại hình, tính cách, sự phát triển? Ông Hoan nói: "Nếu song sinh cùng trứng thì sẽ có kiểu gene và ngoại hình giống nhau. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển dưới tác động của yếu tố môi trường và hiện tượng đột biến gene có thể khiến kiểu gene và ngoại hình của 2 cá thể song sinh cùng trứng trở nên khác nhau. Còn nếu song sinh khác trứng thì kiểu gene và ngoại hình có thể giống nhau hoặc khác nhau".
Trên thế giới đã từng ghi nhận rất nhiều trường hợp hai bé song sinh hoàn toàn khác nhau về màu da, màu tóc cũng như tính nết.
Cặp sinh đôi tốn nhiều giấy mực của báo chí thế giới |
Ví dụ như trường hợp do John Shammas báo cáo trên tờ Mirror ở Anh ngày 2/3/2015. Lucy da trắng, mắt xanh, tóc vàng thẳng, còn Maria da màu, mắt nâu, tóc đen xoăn là cặp song sinh tháng 1/1997. Cha của 2 bé là người da trắng, mẹ là người gốc Jamaica. Việc này rất khó tin làm cho 2 vợ chồng bị sốc và những người xung quanh rất ngạc nhiên bởi vì hầu hết mọi người đều cho rằng các cặp song sinh đều giống nhau.
Trường hợp của Lucy và Maria là song sinh khác hợp tử (hay còn gọi nôm na là khác trứng) có màu da khác nhau là do người mẹ mang cả gene da màu và gene da trắng. Tỷ lệ xảy ra trong trường hợp này là một phần triệu.
Lý giải về trường hợp một trong hai bé song sinh chỉ có một bé mang gene của bố, trong khi cả hai đều mang gene mẹ, tiến sỹ Hoan cho rằng: Việc xác định mối quan hệ huyết thống mẹ - con hoặc cha - con rất quan trọng, có nghĩa rất nhạy cảm vì có thể liên quan đến pháp lý, tác động mạnh đến tâm lý, tình cảm, các mối quan hệ gia đình và xã hội. Vì vậy, cần hết sức cẩn trọng, khoa học và khách quan khi thực hiện các chẩn đoán, lý giải và kết luận về mối quan hệ này.
Gần đây ở Mỹ, một cặp vợ chồng điều trị thụ tinh trong ống nghiệm. Tuy nhiên sau khi sinh ra, căn cứ trên xét nghiệm ADN mẫu máu của bé trai thụ tinh ống nghiệm và mẫu quệt niêm mạc miệng của người chồng, bé trai được xác định không phải là con ruột của người chồng. Các luật sư vào cuộc, các vụ kiện nổ ra và các nhà khoa học được mời để nghiên cứu. Kết quả kiểm tra cho thấy cơ thể người đàn ông có 2 bộ gene khác nhau: 10% số lượng tinh trùng của người đàn ông có bộ gene trùng hợp với bé trai và hoàn toàn khác với bộ gene của các phần cơ thể còn lại của ông ta. Như vậy bé trai thụ tinh ống nghiệm thực sự là con ruột của người đàn ông này.
Sự việc ông bố Hòa Bình sốc khi phát hiện một trong 2 trẻ sinh đôi là con ruột của mình đang nhận được sự quan tâm của dư luận những ngày qua.
Bà Nguyễn Thị Nga – Giám đốc Trung tâm phân tích ADN và công nghệ di truyền (Hà Nội) đã chia sẻ về trường hợp “sinh đôi không cùng bố”. Bà Nga cho biết, anh Mạnh (34 tuổi, Hoà Bình) thấy hai con gái sinh đôi của mình không có nét gì giống nhau, một bé tóc rậm, xoăn, bé kia tóc thẳng, lưa thưa, nét mặt cũng khác nhau, nên đã đi xét nghiệm gen.
Kết quả xét nghiệm ADN không chỉ khiến ông bố sốc mà chính bà Nga cũng ngỡ ngàng. Một em bé có 99,99% gen giống bố (anh Mạnh), còn một bé lại mang gen hoàn toàn xa lạ. Thậm chí, anh Mạnh còn cho rằng mình đã “bế nhầm con” nên đưa vợ đến xét nghiệm. Càng bất ngờ hơn khi người mẹ thực sự là mẹ ruột của hai bé sinh đôi.
Chữa bệnh đậu lào bằng lông, tiết gà là phản khoa học (Xã hội) - (Phunutoday) - Những ngày gần đây, trên facebook chia sẻ nhiều bài thuốc chữa bệnh đậu lào. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng: phương pháp đó là phản khoa học. |