Muốn thịt lợn tự đào thải độc tố hãy làm theo cách này, hiệu quả tới 100%

( PHUNUTODAY ) - Khi mua miếng thịt lợn ở chợ về bạn đừng vội nấu ngay, hãy làm theo cách này sẽ loại bỏ nhanh độc tố.

Thịt lợn là thực phẩm phổ biến nhất trong các bữa cơm gia đình. Tuy nhiên để làm sạch thịt lợn trước khi chế biến, bạn nên áp dụng một số mẹo nhỏ sau.

Cách chọn thịt không bị nhiễm hóa chất

- Quan sát khi mua, về cơ bản nếu thịt màu đỏ đậm rất có thể do lợn giết không giẫy khiến máu đọng trong tế bào nên thịt có màu thẫm hơn, người tiêu dùng nên tránh không mua.

- Thịt chứa chất tạo nạc thường mỡ khổ ít, mỏng, nhưng người tiều dùng rất hay chọn phải vì tâm lý ngại ăn mỡ. Nêu mua loai thịt này rất dễ ăn phải thịt lợn nuôi có dùng chất tạo nạc.

- Quan sát, nếu thấy các thớ thịt căng mọng nước thì có khả năng lớn thịt chứa tồn dư của thuốc.

- Khi chọn thịt nên chọn thịt rắn chắc, có độ đàn hồi cao khi ta ấn tay vào và thả ngón tay ra sẽ trở lại bình thường, các thớ thịt đều nhau, không có dịch bất thường nào chảy ra khi thái.

19

- Khi chế biến, thông thường thịt có hóa chất sẽ ra nhiều nước, thịt hao hơn, vị thịt không đậm và ít có hương vị thơm tự nhiên. Thịt lợn bình thường không bị ra nước, thậm chí có thể nở hơn, có mùi thơm đặc trưng.

- Tốt nhất, các bà nội trợ nên chọn mua thịt lợn ở những cửa hàng uy tín, có đóng dấu đỏ an toàn thực phẩm của cơ quan chức năng.

Cách chế biến thịt để loại bỏ hóa chất tồn dư

Nhiều người có thói quen mua thịt về đun sôi nước chần qua thịt, bỏ nước đầu, sau đó mới cho vào chế biến. Tuy nhiên, theo chuyên gia, đây là cách làm phản khoa học. Khi cho thịt vào nước đun sôi để chần thịt sẽ làm cho thịt biến tính co lại, càng làm cho thịt hấp thu các hóa chất và chất bẩn nhiều hơn, do đó thịt càng trở nên độc.

Để giảm thiểu độc tố trong thịt, cần rửa sạch thịt, sau đó ngâm vào nước muối loãng, vì nước muối có tác dụng loại bỏ các chất bẩn từ trong thịt, hơn nữa khi ăn thịt sẽ được thơm hơn.

Ngoài ra nên từ bỏ những món ăn từ thit nếu chưa được chế biến kỹ, thịt mới chỉ được chín tái vì sẽ không đảm bảo sẽ tạo cơ hội cho những ký sinh trùng có trong thịt đi vào cơ thể và gây bệnh. Các loại này thường ký sinh ở gan và đường mật, sán lá gan lớn là loại sán dài 3-4 cm. Khi vào ruột, sán lá gan xuyên qua thành ruột đến cư ngụ ở gan và gây bệnh.

Vì vậy, nên từ bỏ thói quen ăn thịt tái, thịt chưa nấu chín để ngăn ngừa bệnh tật từ ăn uống.

20

Một số thực phẩm đại kỵ với thịt lợn

Thịt bò

Cả thịt lợn và thịt bò đều là những món ăn bổ dưỡng nhất hiện nay, tuy nhiên hai nguồn thực phẩm này không nên chế biến cùng nhau. Bởi theo Đông y, thịt lợn tính hàn còn thịt bò lại tính ôn, ích khí chính vì vậy chúng tương khắc nhau, hạn chế thế mạnh của nhau, làm giảm giá trị dinh dưỡng của mỗi loại thực phẩm.

Gan dê

Gan dê có tác dụng bổ gan, sáng mắt, trị can phong hư nhiệt. Tuy nhiên, đây là loại thực phẩm có mùi đặc biệt là gây, hoi, khi xào với thịt lợn sẽ khiến mùi vị món ăn càng khó chịu, kém hấp dẫn người dùng.

Ngoài ra, theo Đông y, gan dê có tính hàn lạnh, trong khi đó, thịt lợn có vị nóng. Thịt lợn ăn chung với gan dê sẽ dẫn đến tình trạng khí trệ, gây trướng đầy bụng, khó chịu và đau, có thể giảm nhẹ khi ợ hơi hoặc trung tiện. Trẻ em càng không thích ngửi mùi vị này, nên tốt nhất không nên chế biến cùng hay ăn cùng trong một bữa ăn.

Gừng

Thịt lợn thuộc thủy, gừng sống thuộc hỏa, khi ăn vào, thủy hỏa tương khắc sẽ sinh ra chứng phong thấp, sẽ nổi lên các nốt đen ở mặt.

Rau mùi

Theo các chuyên gia dinh dưỡng rau mùi có tính ôn, hao khí trong khi thịt lợn ích khí. Khi 2 thực phẩm khắc nhau kết hợp sẽ khiến xung quanh rốn đau quặn.

Thịt trâu

Thịt trâu có tính hàn khi ăn cùng thịt lợn sẽ sinh tính ngưng trệ và xuất hiện 1 loại giun sán mang tên sán xơ mít.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link