Áp lực đóng học phí tại những quốc gia đắt đỏ là một thách thức đối với các sinh viên nghèo với giấc mơ "Đại học". Mặc dù có những giải pháp như làm thêm bán thời gian nhưng cũng không thể giải quyết triệt để được vấn đề và "ý tưởng" bán thận được sinh ra một cách dễ hiểu như để đáp ứng nhu cầu có tiền một cách nhanh chóng nhất.
Kết quả khảo sát mới đây của công ty tư vấn tài chính Mybank Tracker vớii 200 người có độ tuổi trung bình là 32 tuổi và đều đang nợ ngân hàng khoảng 34.500 đô la Mỹ. Phần ứướn trong số họ đều nói rằng họ sẽ bán thận để giải quyết số nợ còn đọng lại.
"Thiên đường" Mỹ? (Ảnh: Reuters) |
Cụ thể, câu hỏi được đặt ra cho những người được phỏng vấn là họ sẽ làm gì để trả nợ học phí và chỉ cần trả lời “có” hoặc “không” với các lựa chọn sau: Tham gia chương trình truyền hình trực tuyến; Bán nội tạng; Bán một nửa tài sản; Tiêu thụ một loại thuốc không được phép của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA); Đăng ký thực hiện nghĩa vụ.
Theo kết quả khảo sát, có tới 30% số người được hỏi đã lựa chọn bán đi một bên lá lách để lấy tiền trả nợ - cho thấy tâm lý của một bộ phận người Mỹ - thà hy sinh một phần cơ thể mình để dứt nợ còn hơn đi làm để trả nợ dần. Công ty này chỉ ra rằng tâm lý dứt điểm nợ nần “bằng bất cứ giá nào” cũng phù hợp với thực tế là có khoảng 56% số người dưới 30 tuổi trì hoãn đưa ra những quyết định quan trọng trong cuộc đời vì còn phải tập trung trả nợ.
Để theo học tại một trường danh tiếng tại Mỹ các sinh viên phải gánh những khoản vay có thể lên tới 200.000 đô la, và tổng tiền nợ của các sinh viên tốt nghiệp hiện này là khoảng 1,2 nghìn tỷ đô la Mỹ. Học phí cho các chương trình học 4 năm tại các trường đại học và cao đẳng Mỹ tăng khoảng 50% trong vòng một thập kỷ qua.
Năm 2011, dư luận thế giới xôn xao khi một nhà khoa học ở Anh kêu gọi sinh viên "hiến" thận để phục vụ y học và đồng thời - quan trọng nhất: Giải quyết vấn đề tiền bạc. Sue Rabbitt Roff, nhà nghiên cứu cao cấp tại Khoa Xã hội học Y tế thuộc Đại học Dundee, Anh, từng viết bài kêu gọi Quốc hội hợp pháp hóa hoạt động bán nội tạng.
"Chúng tôi đang tạo cơ hội cho các sinh viên kiếm khoản tiền từ 20.000 đến 30.000 bảng để thanh toán học phí. Tại sao chúng ta không tạo điều kiện để họ vừa làm việc tốt vừa đáp ứng nhu cầu tiền bạc của bản thân?", bà nói. Theo bà, bán thận giải pháp tốt, giúp người nghèo kiếm thu nhập cao. Nó cũng là cách hay để giải quyết tình trạng khoảng 3 người Anh chết trong các ca phẫu thuật ghép thận mỗi ngày.
Mặc dù vấp phải sự phản đối gay gắt từ các nhà nhân quyền, bà Roff vẫn duy trì ý kiến. Theo bà, những người phản đối nên đặt mình vào vị trí các sinh viên nghèo để tìm hiểu nhu cầu thực sự của họ. Bà khẳng định, nhiều người sẵn sàng bán thận để đổi lấy cơ hội nhận bằng từ các trường đại học.
5 bí ẩn về vụ khủng bố 11/9 (Khám phá) - (Phunutoday) - Sự việc khiến nhiều chuyên gia kinh ngạc vì những người có thể cung cấp thông tin nhiều nhất cho nhà điều tra lại được phép rời khỏi nước Mỹ. |