Nằm xuống bị nghẹt mũi, làm thế nào để có thể dễ chịu hơn?

( PHUNUTODAY ) - Chắc hẳn ai cũng đã gặp phải tình trạng khi nằm xuống bị nghẹt mũi, rất khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Vậy làm thế nào để giải quyết tình trạng này, giúp chúng ta thoải mái hơn? Cùng tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân khiến bạn nằm xuống bị nghẹt mũi

1. Tư thế nằm

Trong một ngày, cơ thể của chúng ta sẽ sản xuất một lượng chất nhầy nhất định và chảy xuống phía sau cổ họng cũng như xuống tới bao tử theo động tác nuốt tự nhiên. Tuy nhiên, khi bạn nằm, chất nhầy này lại sẽ rất khó chảy xuống cổ họng hơn và khiến chất nhầy sẽ dễ tích tụ trong cổ họng và mũi sau, từ đó dẫn đến tình trạng nghẹt mũi khi bạn nằm. Không những vậy, lưu lượng máu đến mũi khi nằm cũng sẽ bị giảm đi do trọng lực nên sẽ càng khiến bạn dễ bị nghẹt mũi hơn.

nam-xuong-la-bi-nghet-mui

2. Không khí hanh khô

Không khí hanh khô cũng sẽ khiến độ ẩm trong mũi cũng trở nên khô hơn từ đó mũi cũng sẽ bị đau nhức nặng hơn và chất nhầy trong mũi sẽ được tiết ra nhiều hơn để khắc phục tình trạng thiếu mất độ ẩm này. Với lượng chất nhầy nhiều hơn so với bình thường như vậy, thì tình trạng nghẹ mũi khi nằm xuống xảy ra là một điều dễ hiểu. 

3. Bệnh cảm

Một số bệnh như cảm thường, cảm cúm, viêm phế quản cấp tính hay viêm phổi đều là những tác nhân gây ra tình trạng nghẹt mũi. Và khi nằm xuống tình trạng nghẹt mũi này cũng sẽ càng thêm nặng vì chất nhầy có xu hướng tích tụ nhiều hơn khi nằm so với khi bạn đứng, ngồi hay di chuyển.

nghet-mui-1

4. Dị ứng

Dị ứng cũng là một trong những nguyên nhân gây nghẹt mũi khi nằm rất thường thấy. Một số tác nhân gây dị ứng phổ biến có thể kể đến là phấn hoa, bụi, khói, mạt bụi nhà, ve…

5. Viêm xoang

Viêm xoang là tình trạng các xoang bị viêm cấp tính hoặc mạn tính. Bệnh lý này gây tăng tiết chất nhầy ở đường mũi trên, từ đó dẫn đến nghẹt mũi. Các triệu chứng của bệnh viêm xoang thường sẽ nặng hơn vào ban đêm do tư thế ngủ.

2

Cách khắc phục tình trạng nghẹt mũi khi nằm

- Khi ngủ, bạn hãy kê cao đầu sao cho đầu ở vị trí cao hơn so với tim, từ đó làm giảm tích tụ chất nhầy trong mũi.

- Trong thời tiết hanh khô, việc sử dụng máy tạo độ ẩm sẽ có thể giải quyết rất nhiều các vấn đề về mũi do thiếu độ ẩm. Tuy nhiên, cần chú ý khi dùng máy tạo độ ẩm, bạn cần thay bộ lọc và nước trong máy thường xuyên để tránh bị dị ứng hay vô ý hít phải bụi bẩn.

luu-y-quan-trong-khi-dung-may-tao-do-am-cho-phong-co-tre-nho-202201122035548953

- Nếu bạn bị nghẹt mũi do các nguyên nhân như như cảm thường, cảm cúm, viêm phế quản cấp tính hay viêm phổi bạn hãy cố gắng điều để mau chóng khỏi bệnh. Khi đi khám, bạn có thể nhờ bác sĩ kê đơn thuốc xịt thông mũi để cải thiện tình trạng nghẹt mũi gây khó chịu.

- Nếu bị nghẹt mũi do dị ứng, bạn có thể sử dụng thuốc kháng histamine không kê đơn để giảm các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng. Tuy nhiên, dù thế nào bạn cũng nên đi khám để xác định tác nhân gây dị ứng và tránh tiếp xúc với các tác nhân này một cách tối đa.

- Trong trường hợp, bạn bị nghẹt mũi do viêm xoang, các phương pháp điều trị tại nhà như dùng thuốc giảm đau, thuốc thông mũi, rửa mũi, xông hơi, chườm ấm hoặc kê cao đầu khi ngủ có thể giúp cải thiện tình trạng này rất hiệu quả. Tuy nhiên, nếu triệu chứng bị kéo dài hơn một tuần mà không có dấu hiệu giảm, bạn nên đi khám để được điều trị một cách tốt nhất. 

rua-mui-phong-benh-viem-xoang

Tuy tình trạng nằm xuống bị nghẹt mũi có thể rất khó chịu và khá phiền phức nhưng bạn có thể khắc phục bằng nhiều cách khác nhau như đã kể trên tại nhà, rất đơn giản. Tuy nhiên, nếu chứng nghẹt mũi kéo dài, bạn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn cách cải thiện sức khỏe phù hợp nhé.

Theo:  xevathethao.vn copy link