Nếu mì tôm là món bạn ưa chuộng thì điều gì sẽ xảy ra với cơ thể?

( PHUNUTODAY ) - Nếu mì tôm là món bạn ưa chuộng thì điều gì sẽ xảy ra với cơ thể - hãy tìm hiểu ngay lập tức.

Nguy cơ nhiễm chất độc hại

Một trong những mối quan tâm lớn với mì ăn liền là nó có thể sinh ra dầu hoặc mỡ biến tính nếu không được quản lý đúng cách trong quá trình sản xuất. Đây là điều có thể xảy ra nếu dầu nấu mì không được nhà sản xuất duy trì ở nhiệt độ thích hợp hoặc không được thay đổi thường xuyên.

mi-tom

 

Đau dạ dày và đầy hơi

Làm một món ăn được chiên qua dầu nên khi ăn chúng, bạn có thể bị đầy hơi. Chưa kể, mì ăn liền còn chứa khá nhiều hương liệu và chất phụ gia.

Các phụ gia này không những khiến vị giác giảm sút mà còn có thể tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa chung. Ăn nhiều sẽ gây rối loạn chức năng dạ dày, đau dạ dày…

Tăng cân không kiểm soát

Mì ăn liền đã chiên qua dầu nên không cung cấp đủ lượng calo cần thiết cho cơ thể hoạt động.

Khi ăn mì, bạn sẽ phải ăn thêm những thứ khác bổ sung. Do đó, bạn vô tình đã nạp quá nhiều carbohydrate và chất béo vào cơ thể. Điều này khiến bạn tăng nguy cơ béo phì, tăng cân không kiểm soát được và mắc các bệnh liên quan tới béo phì.

Bị thiếu hụt dinh dưỡng

Theo những nghiên cứu, thành phần chủ yếu của mì ăn liền là bột mì và chất béo, nước sốt. Chúng không chứa đủ 7 chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Do đó, ăn liền suốt thời gian dài có thể dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng. Bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh, hôn mê...

mi-tom1

 

Lão hóa sớm

Dầu trong mì ăn liền cũng có thể có chất chống oxy hóa, nhưng nó chỉ có thể làm chậm oxy hóa, trì hoãn thời gian hỏng chứ không thể ngăn chặn hoàn toàn tình trạng mốc hỏng. Thực phẩm chứa dầu sau khi bị mốc hỏng sẽ phá hủy các thành phần dinh dưỡng, sinh ra lipid peroxide, nếu nạp quá nhiều lipid peroxide vào cơ thể suốt thời gian dài sẽ tiêu diệt hệ thống enzym quan trọng của cơ thể, sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Vì vậy, bạn cần chú ý khi ăn mì ăn liền. Nếu thấy có dấu hiệu mốc, hỏng hoặc quá hạn sử dụng thì bạn nên bỏ đi chứ không cố ăn, sẽ gây hại cho sức khỏe.

Làm suy giảm hệ thống miễn dịch

Mì ăn liền được phủ một lớp sáp để ngăn chặn việc chúng bị dính lại với nhau. Điều này có thể nhìn thấy rõ khi nước nóng được thêm vào mì. Sau một thời gian sáp sẽ nổi trên mặt nước.

Tiêu chuẩn Codex cũng cho phép sử dụng tới 10.000 mg/kg hóa chất propylene glycol - một thành phần chống đông tương tự chất giữ ẩm (giúp giữ ẩm để ngăn chặn mì không bị khô) trong mì ăn liền. Propylene glycol sẽ dễ dàng được cơ thể hấp thụ và tích tụ trong tim, gan và thận gây ra những bất thường và hư tổn. Hóa chất này cũng có khả năng làm suy yếu hệ thống miễn dịch.

Mì ăn liền và gói bột gia vị cũng chứa một lượng lớn bột ngọt (MSG). Đó là chất tăng cường hương vị được các nhà sản xuất sử dụng để làm cho mì có hương vị tôm hay thịt bò. Và 1-2 % dân số có khả năng dị ứng với loại bột ngọt này. Người bị dị ứng với bột ngọt sẽ có cảm giác bỏng rát, tức ngực, đỏ bừng mặt hay đau và nhức đầu.

Theo:  khoevadep.com.vn