Nghỉ việc không báo trước có được nhận trợ cấp thất nghiệp hay không?

08:19, Thứ bảy 09/07/2022

( PHUNUTODAY ) - Đây chính là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc để biết thêm chi tiết mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:

Tại Điều 35 Bộ luật Lao động quy định về quyền được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động như sau:

Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao dôngdj không xác định thời hạn. Tuy nhiên, NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong một số trường hợp như không được bố trí theo đúng công việc, không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, bị người sử dụng lao động ngược đãi…

Điều 49 Luật Việc làm năm 2013 quy định người lao động nhận trợ cấp thất nghiệp phải đáp ứng đủ bốn điều kiện sau đây:

Thứ nhất, người lao động chấm dứt hợp đồng (trừ trường hợp đơn phương chấm dứt trái pháp luật hoặc nghỉ hưu, hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng).

Thứ hai, người lao động có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng.

huong-dan-thu-tuc-huong-tro-cap-that-nghiep_2102091904

Thứ ba, chưa tìm được việc làm.

Thứ tư, người lao động phải nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn ba tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng.

Trường hợp của bạn là có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, theo những quy định trên, nếu bạn muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 45 ngày.

Nếu bạn nghỉ ngang, không báo trước thì được xem là nghỉ việc trái quy định và không đủ điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp.

Những trường hợp nghỉ việc không cần báo trước

Khoản 1 Điều 35 Bộ Luật lao động 2019 quy định người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Người lao động phải báo trước ít nhất 30 ngày, nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, và báo trước ít nhất ba ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng.

Tuy nhiên, nếu rơi vào một trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 35 Bộ Luật lao động thì người lao động nghỉ việc mà không cần báo trước. Một số trường hợp có thể kể đến như:

- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc; lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của bác sĩ.

- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, bị cưỡng bức lao động.

- Người sử dụng lao động không trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn (trừ trường hợp chậm trả lương vì lý do bất khả kháng)…

Như vậy, căn cứ vào quy định trên, nếu NLĐ rơi vào một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 35 Bộ Luật lao động thì nghỉ việc không cần báo trước.

chia sẻ bài viết
Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link
Tác giả: Min Min