Người bị viêm đại tràng nên ăn uống thế nào trong dịp tết

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Nếu bạn bị viêm đại tràng thì nên lưu ý tất cả những điều dưới đây trong dịp tết để có sức khỏe tốt và không nguy hại cho cơ thể.

Tết Nguyên đán là dịp chúng ta được thưởng thức nhiều món ngon trong các cuộc sum họp gia đình, bạn bè. Nhưng những người viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích lại luôn phải dè chừng trước các món ăn và đồ uống hấp dẫn, vì nỗi lo về triệu chứng của bệnh đại tràng như đau bụng, đầy hơi, rối loạn đại tiện. 

Viêm đại tràng là một bệnh tiêu hóa thường gặp. 

Viêm đại tràng là một bệnh tiêu hóa thường gặp. Bệnh khởi phát từ một đợt viêm đường tiêu hóa cấp tính do nhiễm khuẩn qua ăn uống nhưng không được điều trị triệt để dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc.

Viêm đại tràng sau nhiều lần tái phát, bệnh chuyển sang viêm đại tràng mạn tính.

Ngoài ra, viêm đại tràng còn có thể do yếu tố tâm lý thần kinh như xúc động, lo lắng, stress... làm ảnh hưởng tới sự điều tiết của hệ thống thần kinh thực vật, gây tăng tiết các chất làm loét ruột.

Bệnh viêm đại tràng mạn tính có biểu hiện: rối loạn tiêu hóa, trướng bụng, đau bụng, phân rối loạn (khi lỏng, khi nát, khi táo), không thoải mái sau khi đại tiện và có cảm giác mót đi nữa...

Tránh chất kích thích: những thực phẩm có chất kích thích thần kinh như cà phê, sôcôla, trà... đều phải kiêng. Khi chế biến thức ăn nên hấp hoặc luộc, hạn chế các món xào, rán, sốt.

Nên dùng các thực phẩm: gạo, khoai tây, thịt nạc, cá nạc, sữa đậu nành, sữa không có lactose, các loại rau xanh nhiều lá như rau ngót, rau muống, rau cải.

Không nên ăn các thực phẩm như: trứng, sữa, nem rán, thịt mỡ, đậu đen, hành sống, rượu, bia, cà phê, nước ngọt có ga vì các loại thực phẩm này gây đầy hơi, trướng bụng.

Cũng không nên ăn các thực phẩm có nhiều lactose như sữa, nhiều đường như quả ngọt, mật ong, nhiều sorbitol (có trong bánh kẹo ngọt) vì bệnh nhân có biểu hiện kém hấp thu các loại đường này, do đó ăn vào sẽ gây trướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy. Tránh các thức ăn cứng như rau sống, bắp luộc ảnh hưởng đến vết loét.

Những người khỏe mạnh bình thường cũng không nên ăn đồ ăn để quá lâu trong tủ lảnh, với những người bệnh viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích lại càng không nên. Chỉ nên để đồ chín trong tủ lạnh 1-2 ngày, vì thực phẩm để lâu dễ bị nhiễm khuẩn. Đồ ăn để tủ lạnh cần đạy kín tránh bị nhiễm khuẩn làm hỏng thức ăn.

3 thực phẩm mang lại lợi ích tuyệt vời cho xương của bạn
Các gia vị như gừng, ớt, tiêu, lá lốt,… có khả năng chống viêm rất tốt đồng thời giảm mạnh cảm giác đau nhức, triệu chứng sưng tấy của các khớp.
6 thực phẩm trong ngày tết phụ nữ mang thai "cấm ăn"
 Thực đơn ngày Tết thường có rất nhiều món chiên, rán nhưng phụ nữ mang thai không nên quá "mặn mà" với chúng.
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn