Người đề xuất phá Đàn Xã Tắc là cử nhân Văn-Sử

15:41, Thứ ba 23/04/2013

( PHUNUTODAY ) - ử, và được học nhiều giáo sư, tiến sĩ đầu ngành Sử.

Đời sống) – Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội – Bùi Danh Liên nói ông được đào tạo trong Đại học Sư phạm I Hà Nội, Khoa Văn-Sử, và được học nhiều giáo sư, tiến sĩ đầu ngành Sử.

Bỏ Văn-Sử nên Chủ tịch Hiệp hội đòi phá Đàn Xã Tắc?

Thời tiết đầu hạ đang oi bức, thiếu gió và mưa thì bỗng Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội - Bùi Danh Liên gửi một kiến nghị lên UBND TP. Hà Nội không nên quá coi trọng Đàn Xã Tắc, mà nên ưu tiên phát triển giao thông, vì Đàn Xã Tắc là không phải là văn hóa tâm linh như nhiều người ngộ nhận… Và thật dễ hiểu kiến nghị đó lập tức làm “dậy sóng” dư luận. Trong khi các nhà sử học đang lên tiếng để Hà Nội có cách thiết kế nút giao thông này một cách hợp lý, tránh xâm hại di tích, để bảo vệ di tích lại cho con cháu sau này thì đề xuất trái chiều đấy có thể nói là đem xe ben đá đổ xuống ao.

Văn bản kiến nghị của Hiệp hội vận tải Hà Nội về xây dựng nút giao thông qua Đàn Xã Tắc - trang 1.
Văn bản kiến nghị của Hiệp hội vận tải Hà Nội về xây dựng nút giao thông qua Đàn Xã Tắc - trang 1.

Càng bất ngờ hơn nếu biết rằng, khi nói về học vấn của mình trên tờ GDVN, ông Bùi Danh Liên tiết lộ rằng: “Tôi được đào tạo trong Đại học Sư phạm 1 Hà Nội, Khoa Văn-Sử những năm 60 chứ không phải không biết tí gì đâu”. Cử nhân còn có đề xuất vậy thì xin quý vị đừn hỏi tại sao học sinh lớp 12 lại sung sướng reo hò khi đồng loạt xe nát tan đề cương môn Sử. Cũng không rõ ông Liên học sư phạm nhưng có đứng lớp bao giờ không, nếu có thì không khó để hiểu tại sao học sinh lại xé đề cương môn Sử. Nếu chưa, kể ra trong cái rủi cũng có cái may.

Trong khi các học sinh lớp 12 chỉ được học những giáo viên dạy Sử thông thường chỉ là cử nhân sư phạm, còn ông Liên nói mình được học nhiều giáo sư, tiến sĩ đầu ngành Sử đấy nhé. Chưa dừng lại ở đó, để đưa ra những kiến nghị của mình, ông Liên nói “tôi kiểm tra rất nhiều tài liệu nhưng không phát hiện ai phá đi Đàn Xã Tắc, có ý kiến cho rằng khi Tây Sơn đánh vào Ngọc Hồi thì phá đi, nhưng đó cũng chỉ là một quan điểm, còn tài liệu lịch sử thì không chứng minh được. Tôi nhắc lại là kiến nghị của tôi tập trung vào việc tiếp tục xây cầu, còn nhận định lịch sử thì tùy góc độ của từng người, đây không phải là hội thảo”.

Người viết không rõ ông Chủ tịch Hiệp hội tìm tài liệu ở đâu, như thế nào, hay lại đúng với câu mà giới trẻ ngày nay hay truyền tai nhau, nói chơi cho vui “dân ta phải biết sử ta, nếu mà không biết thì tra Google”.

Xem ra lỗ hổng môn Sử không phải ngày nay mới có, mà đã được đặt tiền đề từ cách đây 60 năm. Nên giờ quý vị đổ hết lỗi cho các nhà hoạch định chính sách giáo dục hiện nay của chúng ta không sáng suốt, không sáng tạo là quý vị đã sai. Vì tôi dám chắc với quý vị rằng, trong số những người hoạch định đó có những người học cùng khóa với vị Chủ tịch hiệp hội trên. Chẳng qua ngày xưa chỉ là một lỗ thủng nhỏ, còn theo quy luật phát triển, giờ nó đã thành một lỗ hổng lớn không thể vá víu được nữa. Những con người cũ đó cộng với những con người mới lớp 12 và có thể là còn nhiều nữa nhưng chưa nói ra, tạo thành một “hố đen” trong sử học nước nhà. Và vì vậy, quý vị cũng đừng hỏi tại sao bọn trẻ giờ nó thuộc sử Tàu, sử Hàn tới thế, còn sử Việt thì chả biết gì.

b-kien-nghi-cua-hiep-hoi-van-tai-ha-noi-ve-dan-xa-tac-Phunutoday.vn.jpg
Văn bản kiến nghị của Hiệp hội vận tải Hà Nội về xây dựng nút giao thông qua Đàn Xã Tắc - trang 2.

Nếu cứ với tốc độ tàn phá lịch sử như hiện nay, những vụ việc như phá dỡ chùa Trăm Gian cũng không còn là cá biệt, thì việc đề xuất phá Đàn Xã Tắc cũng đâu có gì là khó hiểu. Và càng không quá khó hiểu Hà Nội chẳng có công trình của quá khứ, lịch sử nào ra hồn. Giờ đi tìm hiểu lịch sử người ta chỉ còn biết vào các bảo tàng, xem vài đồ vật sứt mẻ, đọc vài lời giới thiệu. Rồi mọi người tùy vào khả năng tưởng tượng của mình để hình dung lịch sử nước nhà đã từng thế này, thế kia, rồi gần gù “mình phục mình quá”, có chừng ấy cái mà có thể tái hiện lịch sử hào hùng của hơn 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Nếu ai đã từng tham gia Lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội năm 2010 sẽ có thể cảm nhận được hết cái “thiếu” quá khứ của Hà Nội, khi trong chương trình chỉ là văn nghệ chào mừng, rồi tới chạy sô cắt băng khánh thành công trình mới xây. Một kinh đô 1.000 năm lịch sử mà chỉ còn lại chút ít của Hoàng thành Thăng Long, còn lại gần như đã sạch bóng. Khách du lịch tới Hà Nội cũng chỉ thăm thú vài công trình thời Pháp, lượn tý phố cổ, vậy là có thể bay về nước và tự tin tuyên bố rằng “tôi đã thăm hết lịch sử 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội chỉ trong một ngày”.

Xin phép quý vị được trích lại vài ý kiến quý vị gửi về báo chúng tôi thế này và xin không bình luận. Quý bạn đọc Pham Gia Binh viết: “Đúng là sỹ phu Bắc Hà, họ nói một câu mà ý nghĩa sâu xa "xã hội hiện đại không có chỗ cho môn sử". Một triều đại có thể suy vong nhưng Văn hoá và Lịch sử để lại thì không thể phủ nhận. Sao ông vận tải không đọc lại lịch sử xem ai đã lãnh đạo nhân dân đánh tan quân Minh, giành độc lập cho nước nhà, ai đã trả kiếm cho rùa thần để lại bài học muôn đời về hoà bình cho hậu thế. Cái thời đại mà ông ấy nói mục nát và thối rữa đó đã từng viết lên bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ 3 cho nước Việt "sông núi đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác... tuy mạnh yếu có lúc khác nhau nhưng hào Kiệt đời nào cũng có", Lê Quý Đôn, Nguyễn Công Trứ… họ ở thời nào vậy. Đúng như Lê Nin nói “nhiệt tình và sự ngu dốt thành đại phá hoại”.

Một bạn tên Giáp viết: “Ông Hiệp hội vận tải Hà Hội biết làm xi can đan ghê, trước đây ông đòi mua xe tuk tuk của Thái Lan về chạy, trong khi Việt Nam đã cấm xe lam. Nay ông đòi phá Đàn Xã Tắc, mà ông có biết Đàn Xã Tắc là gì không? Là bàn thờ quốc gia đó ông ạ”.

“Ông chủ tịch hiệp hội này đi lên từ vận tải bằng công nông nên hiểu biết và nhận thức có hạn. Đề nghị mọi người thông cảm!” - bạn đọc Phong viết quý vị nhé. Và còn nhiều nữa, nhưng xin trích vậy thôi .Vì nếu có nghìn ý kiến thì đều vậy cả.

Nói vậy chứ, “dù ai nói ngược nói xuôi, lòng ông vẫn vững như kiềng ba chân”, và ông Liên vẫn một mực rằng: “Tôi vẫn chỉ giữ quan điểm là mọi người đều có quyền nêu ý kiến, người lớn nói thì nên tôn trọng nhau, không nên nói quá lên, cho dù ông là Giáo sư, Tiến sĩ thì đối với tôi cũng là một quan điểm thôi. Tôi nghĩ phải dân chủ và bình đẳng, không nên xúc phạm người khác, còn quyết định như thế nào thuộc về cơ quan có thẩm quyền”.

  • Phạm Thanh

[links()]

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc