Người phụ nữ đột nhiên đau đầu dữ dội và suýt tử vong
Vì bệnh tình biến chứng nguy hiểm, các bác sĩ phải chuyển cô Trần vào Phòng chăm sóc đặc biệt của Khoa ngoại thần kinh.
Để làm rõ nguyên nhân, cô Trần được khuyến khích tiến hành thêm các xét nghiệm chuyên sâu và kết quả ngoài sức tưởng tượng của mọi người. Không chỉ vỡ phình động mạch gây xuất huyết, người phụ nữ còn gặp có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim. Nếu không phẫu thuật gấp nguy cơ đột quỵ trong tương lai rất cao hoặc mang di chứng nghiêm trọng.
Bác sĩ Thái Tuấn Kiệt, phó Khoa ngoại thần kinh của Bệnh viện nhân dân số 3 thành phố Thành Đô cho biết:
“Ban đầu các bác sĩ Khoa nội tim muốn dùng thuốc để tạm khống chế tình trạng nhồi máu cơ tim của bệnh nhân nhưng phẫu thuật động mạch não cũng cần phải triển khai gấp, do đó mức độ khó khăn tăng cao.
Diện tích xuất huyết não của bệnh nhân rất lớn, cộng thêm động mạch cổ trái thông với đoạn phình động mạch, nếu tình trạng kéo dài bệnh nhân sẽ tử vong bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, trong quá trình phâu thuật tỉ lệ rủi ro rất cao, khả năng bệnh nhân bị mất ngôn ngữ, liệt nửa người do có liên quan đến dây thần kinh”.
Sau khi cân nhắc nhiều lần, gia đình bệnh nhân đã đồng ý để cô Trần tiến hành phẫu thuật. Ngay sau đó, bác sĩ Thái Tuấn Kiệt cùng đồng nghiệp đã khẩn cấp mở não và tiến hành điều trị.
Cần phải làm gì để phòng chống dịch bệnh mùa Thu – Đông?
Ăn nhiều loại trái cây và rau củ có màu sắc tươi sáng
Các loại rau củ như khoai lang, bí ngô và củ cải đường rất giàu beta carotene - một chất được cơ thể chuyển hóa thành vitamin A. Vào mùa đông, chúng ta đặc biệt rất cần vitamin A để giữ lớp niêm mạc trong mũi hoạt động tốt nhằm phòng ngừa nhiều loại bệnh lây nhiễm cho sức khỏe. Ngoài ra, các loại trái cây có màu cam hoặc đỏ như cam, xoài, mơ hay các loại dưa cũng là những sự lựa chọn rất lý tưởng cho bạn đấy.
Thêm hành và tỏi vào thực đơn ăn uống
Hai loại thực phẩm tuyệt vời này chứa rất nhiều tinh dầu làm ức chế sự tăng trưởng và phát triển của vi khuẩn, vì vậy mà chúng có thể bảo vệ cơ thể khỏi một số loại vi khuẩn và virus gây bệnh.
Hành và tỏi còn kích thích sự phát triển của các loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột và giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn. Tuy nhiên, nếu bạn là người không thích mùi tỏi cũng như dư vị của tỏi sau khi ăn, hãy thử sử dụng tỏi đen lên men xem sao nhé. Tỏi sau khi lên men không những có mùi thơm dễ chịu hơn mà thậm chí còn có hiệu quả gấp đôi so với tỏi thông thường đấy.
Ăn đủ vitamin C
Vitamin C từ lâu đã được biết đến là một loại vitamin giúp phòng ngừa cảm lạnh thông thường vô cùng hiệu quả. Việc uống vitamin C ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh cảm cũng sẽ giúp bạn nhanh chóng khỏi bệnh hơn bình thường. Do đó, hãy tích cực bổ sung nhiều loại thực phẩm có nguồn vitamin C dồi dào như các loại trái cây họ cam quýt, kiwi, đậu Hà Lan, bông cải xanh, ớt, rau bina… mỗi ngày để tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn các bạn nhé.
Hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời và thức ăn
Vitamin D là một loại vitamin rất quan trọng đối với cơ thể. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người thiếu hụt loại vitamin này có nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm vào mùa đông nhiều hơn so với người bình thường. Đặc biệt, trong những tháng mùa đông thiếu hụt ánh nắng mặt trời thì chúng ta càng cần phải hấp thụ vitamin D trong thực đơn ăn uống hàng ngày.
Bổ sung các loại thực phẩm có hàm lượng vitamin D dồi dào như dầu cá, cá hồi, cá thu, trứng, nấm... thường xuyên trong suốt mùa đông cũng là một giải pháp rất tốt để tăng cường vitamin D cho cơ thể của bạn đấy.