Người xưa đã dặn, "Cửa trước không đốt đèn, sân sau không sáng sủa" con cháu đừng làm sai

14:37, Thứ sáu 07/07/2023

( PHUNUTODAY ) - "Cửa trước không đốt đèn, sân sau không sáng sủa", câu nói này có ý nghĩa như thế nào, hàm ý của người xưa gửi gắm trong nó là gì?

Ca dao, tục ngữ, những câu văn vần dễ thuộc, dễ nhớ là kết tinh của những kinh nghiệm sống quý báu của người xưa dành cho hậu bối. Trong đó có câu: "Cửa trước không đốt đèn, sân sau không sáng sủa". Câu nói này có ý nghĩa như thế nào, hàm ý của người xưa gửi gắm trong nó là gì?

“Cửa trước không đốt đèn, sân sau không sáng sủa”

IMG_6801-64d83

Theo người xưa, "đèn'' là vật mang lại ánh sáng cho con người trong bóng tối, nó tượng trưng cho trí tuệ, phẩm chất tốt đẹp của con người.

Đốt đèn ở đây là chỉ việc người bề trên trong gia đình sống làm gương, biết truyền lại những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, lương thiện cho con người. Còn ''sáng sủa'' là chỉ sự hưng vượng, phồn thịnh của cả gia đình.

Trong gia đình không có tà khí, không có tồn tại uế vật, vật dơ bẩn, sự tình thông thuận trôi chảy, lòng người rộng rãi thoải mái… cũng có nghĩa là “sáng sủa”.

Câu nói: “Cửa trước không đốt đèn, sân sau không sáng sủa” có ẩn ý là người trưởng bối trong gia đình phải nên làm tấm gương tốt, trong gia đình phải có nếp sống tốt đẹp thì hậu thế mới có thể “sáng sủa”. Như vậy, gia phong mới có thể được tiếp tục truyền thừa sang thế hệ sau, như vậy thì có thểthịnh vượng phát đạt lâu dài.

Theo người xưa, nếu muốn con cháu đời sau có tiền đồ tươi sáng thì người bề trên nhất định phải mẫu mực làm gương để con cháu noi theo. Ngược lại nếu bề trên không thể trở thành tấm gương tốt thì con cháu cũng sẽ trở thành kiểu người vô ơn, không có đạo đức.

"Không ai giàu quá 3 đời''

cua-truoc-khong-dot-den-san-sau-khong-sang-sua-co-nghia-gi-hinh-2

Người xưa cũng có câu: "Không ai giàu quá 3 đời'' có giá trị nhắc nhở con người luôn không ngừng cố gắng hoàn thiện bản thân, gìn giữ gia phong. Đó là bởi vì không ít người làm con cháu đã không hiểu được giá trị gây dựng cực khổ của ông cha. Từ nhỏ quen được nuông chiều, dễ sa đà vào cuộc sống xa hoa. Từ đó khiến gia đình ngày càng suy bại.

Mỗi người đều có phúc báo riêng của mình, con cháu có phúc báu của con cháu. Tuy nhiên nếu người bề trên có những phẩm đức đẹp thì sẽ có tác dụng tích cực đối với con cháu đời sau. Một gia đình có cha mẹ sống lương thiện, ôn hòa hiếu thảo thì con cái tự nhiên cũng sẽ có những đức tính này.

Từ thời xưa đến nay chúng ta chẳng thiếu những gia đình có con cháu tiền đồ sáng lạn tới nhiều đời, nhờ tổ tiên đi trước biết tích đức hành thiện.

"Đời cha ăn mặn thì đời con khát nước''

“Đời cha ăn mặn thì đời con khát nước”, tức là nếu cha ăn mặn, cha làm những việc thiếu phước tổn đức thì bản thân người cha đó là phải khát nước trước đã. Tiếp theo nữa là cuộc đời những người con phải cùng chịu cảnh thiếu thốn khát khao như cha vậy. Chỉ vì một lẽ đơn giản là nếu người cha ăn mặn tức sống không thiện lành thì sẽ dẫn đến nghèo khó, mà nghèo khó thì lấy đâu ra nhiều tiền của để nuôi dưỡng cho con ăn uống dư giả, đầy đủ được, nên phải bị đói khát là chuyện thường tình.

Cha mẹ là một tấm gương để con của họ xác định những giá trị đúng đắn về đạo đức cho bản thân. Làm gương là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của những người làm cha làm mẹ. Đây là một việc rất khó khăn vì đạo đức không phải là thứ mà các bậc phụ huynh có thể dạy cho con mình từ sách giáo khoa. Những kinh nghiệm và những lời khuyên của cha mẹ trước hành vi, ứng xử… của con mới sẽ tạo ra giá trị đạo đức, cốt cách ở con ngay từ khi còn bé.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Thêm
Từ khóa: người xưa các cụ