Người xưa dặn: ‘Phía Đông trồng lựu, phía Tây trồng hồng’, trồng như vậy có ý nghĩa gì?

10:19, Thứ bảy 02/09/2023

( PHUNUTODAY ) - Người xưa cho rằng cây trồng ngoài sân hay trong nhà đều có ý nghĩa phong thủy nhất định. Việc lựa chọn vị trí trồng cây cho phù hợp vì vậy rất quan trọng.

Cây hồng và cây lựu đều là những loại cây quen thuộc với nhiều người. Chúng cũng thích hợp để trồng ở trong sân nhà. Người xưa có câu: “Phía Đông trồng lựu là vàng, phí Tây trồng hồng là bạc”. Việc trồng như vậy mang ý nghĩa may mắn, thịnh vượng.

Trồng hồng và lựu ở 2 vị trí này rất thích hợp với đặc điểm sinh trưởng của cây, giúp cây phát triển tốt hơn từ đó gia tăng tài lộc cho gia chủ.

Cây lựu trồng ở phía đông sẽ đơm quả lúc lỉu, đỏ rực ngụ ý như “vàng”. Cây hồng trồng ở phía tây kết trái vàng ươm như bạc.

Hoa lựu có màu đỏ rực, màu của sự may mắn. Những quả lựu sau khi chín, vỏ nứt ra phơi những hạt lóng lánh như ngọc rực đỏ. Có một cây lựu trong sân chẳng khác nào “rước lộc” vào nhà.

Quả hồng cũng có màu đỏ hoặc vàng, quả sai lúc lỉu tượng trưng cho sự giàu có và sang trọng. Người xưa quan niệm quả vàng, quả đỏ treo trên cây nghĩa là làm ăn dư dả, dư thừa của cải. Trước đây, mọi gia đình đều thừa thóc dư gạo là một điều ước tốt lành. Hơn nữa, quả hồng hay quả lựu với việc ra nhiều quả đỏ rực còn tượng trưng cho con đàn cháu đống, phúc lộc tràn trề. Vì vậy, đây cũng là 2 cây đứng đầu trong danh sách những cây cảnh cát tường mang phúc lộc cho gia đình.

Ngoài hồng và lựu, người xưa còn chỉ ra một số cây cảnh khác thích hợp trồng ở sân nhà để mang lại tài lộc.

Trồng cây “vàng” để rước lộc vào nhà

Cây “vàng” chính là cây bạch quả. Mùa thu là lúc lá cây chuyển sang màu vàng rực. Những chiếc lá vàng lấp lạnh ngụ ý hình ảnh về tài lộc.

Với tốc độ sinh trưởng chậm nhưng có thể sống đến hàng trăm năm, cây bạch quả là cây phong thủy biểu tượng của sức khỏe, trường thọ, hạnh phúc, điềm lành và có thể đóng vai trò trấn nhà. Trồng 1 cây trong sân truyền đời qua nhiều thế hệ có ý nghĩa rất đặc biệt với mỗi gia đình, dòng tộc.

Lá của cây bạch quả có đối xứng hình quạt được coi là “biểu tượng của sự hòa hợp”.

Táo tàu thịnh vượng, cây mai phú quý

Mùa thu cây táo tàu kết quả đỏ, có thể treo trên cây rất lâu, mang ý nghĩa thịnh vượng. Trong tiếng Hán, táo tàu đồng âm với “sớm sinh quý tử” nên nhiều nhà thích trồng với ngụ ý sinh con nối dõi, con đàn cháu đống.

Bên cạnh đó, táu tàu còn mang biểu tượng của sự tốt lành, làm ăn phát tài, phát lộc.

Cây mai thì có quả vàng óng cũng là màu của phú quý được ưa chuộng. Ngoài ra, hoa mai còn đồng âm với từ “may mắn”, tượng trưng cho sự hạnh phúc, sung túc nên cây này cũng được lòng người xưa.

Trước cửa trồng hoa thơm, sau cửa đón khách quý

Loại cây có hoa thơm đó chính là cây hoa mộc hương. Cây có hương thơm ngào ngạt, quanh năm xanh tốt. Mùa thu là lúc cây cảnh trổ đầy hoa vàng với hương thơm bay xa đến mười dặm.

Không chỉ đẹp, thơm, hoa mộc hương còn chế biến thành nhiều loại bánh ngon, pha trà, ngâm rượu. Rượu hoa quế thơm ngọt cũng trở thành thức uống yêu thích của người xưa.

Trong phong thủy, cây cảnh này tượng trưng cho may mắn, tài lộc, phù hợp trồng ở sân hoặc trong nhà. Cây mang ý nghĩa phú quý và tốt lành, theo tiếng Hán đồng âm với từ quý nhân. Vậy nên người xưa mới có câu: “Mộc hương trồng trước nhà, quý nhân vào trong cửa”.  

*Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Trần Thu Thủy