Nhận biết trẻ sơ sinh bị sôi bụng qua đặc điểm phân của trẻ cha mẹ nên lưu ý

17:07, Chủ nhật 14/07/2019

( PHUNUTODAY ) - Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là hiện tượng thường gặp và làm nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Họ không biết triệu chứng này có ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của các bé hay không.

Đặc điểm phân của trẻ sơ sinh

Phân ở trẻ em thông thường gồm một số loại sau đây:

Phân su: Phân su là một chất màu xanh thẫm, không mùi, có từ tháng thứ 4 trong bào thai được trẻ thải ra trong ngày đầu sau đẻ. Nó gồm những chất tiết của ống tiêu hóa (các tế bào thượng, bì, bilirubin, cholesterol, những giọt mỡ, axit béo, những phần tử của Vernix caseosa, xà phòng vôi, lông tơ, không có vi khuẩn).

nhan-biet-tre-so-sinh-bi-soi-bung-qua-dac-diem-phan-cua-tre-6-3-1562212786-949-width600height416

Phân của trẻ bú mẹ:

+ Có màu ánh vàng (do bilirubin chứ không phải là stercobilin như ở người lớn), sền sệt, mùi chua.

+ Số lượng phân chiếm 1-3% lượng sữa bú vào khoảng 25g/ngày.

+ Số lần đi vệ sinh trong một ngày của trẻ sơ sinh:

Trong tuần đầu sau đẻ: 4-5 lần.

Trẻ dưới 1 tháng tuổi: 2-3 lần.

Trẻ trên một tháng tuổi: 1-2 lần.

Trẻ trên 1 tuổi: 1 lần

Phân của trẻ ăn sữa bò:

+ Có màu vàng nhạt (do bilirubin bị oxy hóa), đặc, dẻo, có mùi nặng hơn phân của trẻ bú mẹ và có phản ứng trung tính.

+ Số lượng phân nhiều hơn so với trẻ bú mẹ, tới 100g/ngày.

+ Số lần đi ngoài trong một ngày ít hơn trẻ bú mẹ.

nhan-biet-tre-so-sinh-bi-soi-bung-qua-dac-diem-phan-cua-tre-chuan-bi-do-di-du-lich-cho-tre-so-sinh-8-1562212155-48-width600height442

Khi phát hiện phân của trẻ sơ sinh có những dấu hiệu bất thường về màu sắc, số lần đi ngoài thì mẹ cần phải chú ý theo dõi để có giải pháp xử lý kịp thời. Đó là biểu hiện của việc trẻ sơ sinh bị sôi bụng mà ta không nên chủ quan.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Nguyên nhân chủ yếu khiến bé bị sôi bụng là do chế độ ăn uống. Sau khi sinh, hệ tiêu hóa của con còn yếu, nếu các mẹ cho uống sữa bình quá sớm sẽ  khiến bé khó thích nghi với mùi sữa ngoài.

Việc vệ sinh bình sữa và pha chế sữa không đúng cách cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng này do bé nuốt phải nhiều không khí khi bú.

Ngoài các nguyên nhân trực tiếp, chuyện ăn uống của các mẹ cũng ảnh hưởng đến bé. Nếu các mẹ không cẩn thận ăn nhiều thức ăn chứa dầu mỡ, những thực phẩm cay, nóng cũng dễ làm trẻ sơ sinh bị sôi bụng.

nhan-biet-tre-so-sinh-bi-soi-bung-qua-dac-diem-phan-cua-tre-tre-bi-tieu-chay-1562213020-707-width600height388

Cách xử lý khi trẻ bị sôi bụng

Thay đổi tư thế khi cho bé bú

Như đã đề cập ở trên, một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sôi bụng là do bé bú phải nhiều không khí. Chính vì vậy, khi cho bé bú, các mẹ cần hạn chế tối đa điều này.

Nếu bé quấy khóc khi đang bú, đồng thời lắng nghe thấy tiếng bụng sôi thì hãy nhanh chóng đổi tư thể cho con bú. Các mẹ có thể đặt bé lên vai sau đó vỗ nhẹ lưng để bé ợ nóng ra ngoài. Bạn cũng có thể đặt bé nằm ngửa. Sau đó nhẹ nhàng gập đầu gối chân của bé liên tục.

Nếu tập cho bé bú bình, các mẹ cần cẩn thận cho bé ngậm vừa núm vú. Điều này sẽ tránh để bé nuốt không khí vào bên trong dẫn đến hiện tượng sôi bụng.

Hậu quả của tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng kéo dài

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng tuy là trường hợp bệnh đơn giản, không có gì nghiêm trọng nhưng mẹ nên hiểu rằng giai đoạn trẻ sơ sinh là giai đoạn trẻ còn rất non nớt, không nên để bất kỳ tình trạng bệnh nào diễn biến kéo dài khiến sức khỏe trẻ bị ảnh hưởng.

Một số hệ lụy khi không điều trị kịp thời cho trẻ sơ sinh bị sôi bụng:

nhan-biet-tre-so-sinh-bi-soi-bung-qua-dac-diem-phan-cua-tre-tredingoaicochatnhaybietduoc4nguyennhansaudaymesed-1562212423-4-width600height450

- Trẻ sơ sinh bị sôi bụng, ợ trớ

- Trẻ sơ sinh bị  sôi bụng, đi ngoài

- Trẻ sơ sinh bị sôi bụng, sút cân

- Trẻ sơ sinh sôi bụng quấy khóc

- Trẻ sơ sinh biếng ăn

Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng dẫn đến khả năng hấp thụ dưỡng chất cũng ảnh hưởng theo.

Cách phòng tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Khi bé bị sôi bụng và đi ngoài, hệ tiêu hóa mất cân bằng khiến chức năng hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn bị giảm. Bé sẽ bị sụt cân, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển.

Chính vì vậy, các mẹ cần biết những cách phòng ngừa để đảm bảo sức khỏe cho các bé. Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa các mẹ có thể tham khảo:

nhan-biet-tre-so-sinh-bi-soi-bung-qua-dac-diem-phan-cua-tre-tre-so-sinh-bi-di-ngoai-06-1562213339-890-width600height400
  • Nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Nếu sữa mẹ hạn chế, cần chú ý ăn uống những loại thực phẩm để có nhiều sữa. Mẹ có thể cho bé bú nhiều lần trong ngày để dễ no hơn.
  • Trong trường hợp mẹ không thể cho bé bú phải dùng sữa ngoài. Bạn cần tìm hiểu kĩ các loại sữa, cách pha chế cũng như giữ vệ sinh dụng cụ pha chế sữa cho bé.
  • Thực đơn ăn uống hàng ngày của mẹ phải cân bằng, không chứa nhiều dầu mỡ, chua, nóng… Chị em bổ sung thêm các thực phẩm có tính mát, giàu chất xơ.
  • Khi cho bé bú mẹ nên chú ý xoa bụng, vỗ lưng, lắc nhẹ người cho bé ợ để tránh sôi bụng.Với những thông tin hữu ích trên, hy vọng các mẹ hiểu hơn về hiện tượng trẻ sơ sinh bị sôi bụng, nguyên nhân và cách phòng trị hiệu quả. Bé nhà bạn luôn bú khỏe, ngủ ngon, mau lớn và không gặp tình trạng khó chịu như trên nhé!
chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Thu