Nhân viên kỹ thuật nói: Tủ lạnh có 2 nút điều chỉnh, vặn đúng tiết kiệm nửa tiền điện, máy bền

17:24, Thứ bảy 23/09/2023

( PHUNUTODAY ) - Khi sử dụng tủ lạnh, bạn chỉ cần biết tới 2 nút điều chỉnh này có thể giúp máy hoạt động trơn tru và tiết kiệm điện tối đa.

Tủ lạnh là thiết bị điện nhà ai cũng có, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng hiệu quả nhất. Nhiều người cứ nghĩ cắm điện vào là xong, thực ra không đơn giản tới vậy. Hãy chú ý, tủ lạnh có 2 nút điều chỉnh, chỉ cần biết vặn là sẽ tiết kiệm được tiền điện và bền máy.

2 nút điều chỉnh cơ bản trong tủ lạnh nhà nào cũng nên nắm rõ

15

Nút điều chỉnh công suất dàn lạnh

Tuy cả hai nút đều có chức năng là điều chỉnh độ lạnh của 2 ngăn, nhưng nguyên lý hoạt động của mỗi nút lại hoàn toàn khác nhau. Đầu tiên, chúng ta hãy xem xét nút điều chỉnh được đặt tại ngăn lạnh.

Nút này thường có dạng núm vặn, có chức năng là điều chỉnh công suất của dàn lạnh trên tủ. Nghĩa là khi bạn điều chỉnh bằng nút này, sẽ làm thay đổi độ lạnh của cả ngăn đá và ngăn lạnh. Nếu bạn chỉnh số càng to, dàn lạnh của tủ sẽ hoạt động với công suất lớn hơn và tủ sẽ làm lạnh nhanh hơn trên cả 2 ngăn.

Nút phân phối gió

Các tủ lạnh thông thường chỉ có 1 dàn lạnh và từ dàn lạnh này, sẽ có 1 quạt gió được bố trí ẩn bên trong tủ để đưa hơi lạnh đến 2 ngăn trên tủ. Quạt gió này thường được đặt ở phía trên ngăn đá.

Vì vậy, nút điều chỉnh này thực chất dùng để phân chia luồng gió xuống mỗi ngăn bên trong tủ.

Ví dụ ở hình bên trên là nút điều chỉnh tại ngăn đá, nếu bạn gạt qua trái, hơi lạnh sẽ được phân phối xuống ngăn lạnh nhiều hơn. Nếu gạt qua phải, hơi lạnh sẽ được ưu tiên đưa lên ngăn đá nhiều hơn.

Việc nắm được nguyên lý hoạt động của 2 nút điều chỉnh này rất quan trọng. Ví dụ trong trường hợp bạn ít sử dụng ngăn đá và chỉ tập trung vào bảo quản thực phẩm tại ngăn lạnh.

Như vậy, bạn chỉ cần gạt nút gạt sao cho gió thổi xuống ngăn lạnh nhiều hơn mà không cần thiết phải tăng công suất tủ bằng nút điều chỉnh dưới ngăn lạnh gây hao tốn điện không cần thiết.

17

Một số mẹo sử dụng tủ lạnh tiết kiệm điện

Đặt tủ lạnh tránh xa các nguồn nhiệt, không kê sát tường

Bạn không nên đặt tủ lạnh gần các nguồn nhiệt như bếp gas, nồi cơm điện, lò vi sóng cũng như ánh sáng mặt trời. Đồng thời, tủ lạnh cũng không nên kê sát tường vì tủ cần có không gian để tỏa nhiệt, giúp tủ lạnh làm việc hiệu quả hơn. Chuyện này đặc biệt quan trọng vì hệ thống dây cáp làm lạnh đằng sau tủ cần có không khí mát để làm nguội, nếu không tủ lạnh rất tốn điện và mau xuống cấp.

Điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh phù hợp

Tùy theo thời tiết của môi trường bên ngoài mà bạn có thể tùy chỉnh tăng giảm nhiệt độ tủ lạnh cho phù hợp. Bạn không nên vặn nhiệt độ ở mức cao vì rất tiêu hao năng lượng. Vào mùa lạnh, bạn có thể chỉnh độ lạnh xuống mức 3 và tăng lên mức 4 vào những ngày nóng để tiết kiệm điện cho tủ lạnh hiệu quả.

Ngoài ra, các bạn cũng có thể tăng giảm nhiệt độ linh hoạt theo từng ngăn đông, ngăn mát và ngăn đựng rau củ quả. Nhiệt độ thích hợp để bảo quản thực phẩm trên ngăn đông nằm khoảng -18 độ C và khoảng 2 - 4 độ C để giữ độ tươi ngon cho thức ăn, rau củ trong ngăn mát.

18

Không để thức ăn nóng vào tủ lạnh

Thức ăn nóng sẽ làm tăng nhiệt độ tủ lạnh, khiến máy nén hoạt động với công suất cao để cân bằng nhiệt độ cho tủ. Nếu như bạn thường xuyên đặt thức ăn nóng vào trong, tủ lạnh cũng sẽ bị giảm tuổi thọ do phải khởi động mô-tơ để làm lạnh nhanh cho tủ nhiều lần.

Để thực phẩm trong tủ lạnh vừa đủ

Sắp xếp vừa đủ thức ăn trong tủ lạnh sẽ giúp không khí lạnh được duy trì tốt hơn nhờ vào sự trao đổi hơi lạnh qua lại giữa các món ăn, thực phẩm. Nếu tủ lạnh quá trống, việc trao đổi khí lạnh sẽ diễn ra kém hiệu quả, làm hao phí điện năng của gia đình. Để khắc phục tình trạng này, các bạn có thể linh hoạt giảm bớt nhiệt độ để máy nén làm việc ít hơn.

Vệ sinh dàn ngưng thường xuyên

Dàn ngưng có nhiệm vụ tản nhiệt của môi chất lạnh ngưng tụ ra ngoài môi trường. Dàn ngưng bị bẩn có thể dẫn đến việc tản nhiệt kém hiệu quả khiến cho việc sử dụng tủ lạnh hao phí điện năng hơn. Bạn cần tiến hành vệ sinh dàn ngưng thường xuyên, ít nhất 6 tháng hoặc 1 năm một lần.

Đồng thời, bộ làm lạnh đằng sau tủ lạnh cần được quét dọn, hút bụi để tránh bụi bẩn làm tắc nghẽn hệ thống. Nếu nhà bạn có nuôi thú cưng thì việc vệ sinh càng phải thường xuyên hơn vì đây là nơi lý tưởng cho lông động vật “trú ngụ”.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Thạch Thảo