Thống kê cho thấy, có khoảng 50-60% dân số Việt Nam bị gan nhiễm mỡ, con số này dự kiến sẽ còn tăng khi chế độ ăn uống và lối sống của người dân có những thay đổi không lành mạnh, dẫn đến bùng nổ các trường hợp béo phì, tiểu đường và rối loạn mỡ máu.
Ngoài ra, có những nghiên cứu khoa học được công bố cho thấy những người làm việc trong nhiều giờ hơn có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.
Những rủi ro do gan nhiễm mỡ gây ra
Bệnh gan nhiễm mỡ có liên quan mật thiết đến tình trạng kháng insulin, có thể dẫn đến bệnh tiểu đường type 2, nếu không được kiểm soát tốt, nó sẽ dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, thận và tim mạch.
Dạng nặng nhất của bệnh gan nhiễm mỡ, được gọi là NASH, gây viêm gan và có thể tiến triển thành xơ gan và suy gan.
Ngưng thở khi ngủ, tình trạng khiến hơi thở bị ngừng lặp đi lặp lại trong khi ngủ, được biết là xảy ra ở những bệnh nhân mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Điều này dẫn đến việc nghỉ ngơi và phục hồi không đầy đủ, dẫn đến mệt mỏi vào ban ngày và giảm khả năng nhận thức.
Cuối cùng, NAFLD làm tăng nguy cơ trầm cảm và lo lắng, được biết là ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất làm việc.
Dấu hiệu gan nhiễm mỡ trên khuôn mặt
Do rối loạn trao đổi chất tiềm ẩn, một số bệnh nhân mắc bệnh gan nhiễm mỡ có những thay đổi rõ rệt trên khuôn mặt.
Bọng mắt và quầng thâm, nếp nhăn quanh mắt và khóe miệng, mắt chuyển sang màu vàng (nếu vàng da rõ rệt) là một số triệu chứng của gan nhiễm mỡ.
Mụn và mẩn đỏ cũng có thể là dấu hiệu. Rụng lông trên khuôn mặt, đặc biệt là lông mày, đỏ và ửng đỏ má, sưng mặt, mụn trứng cá phát triển hoặc trầm trọng hơn có thể làm tăng nghi ngờ gan bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, không có thay đổi nào trong số này là dành riêng cho bệnh gan nhiễm mỡ và phải được chuyên gia y tế điều tra để đưa ra chẩn đoán xác định.
Trong trường hợp gan bị tổn thương nghiêm trọng, u mạch mạng nhện, là những đốm đỏ ở trung tâm với phần mở rộng màu đỏ tỏa ra bên ngoài giống như mạng nhện có thể phát triển và nổi bật do da mặt tương đối mỏng.
Đối với bệnh gan nhiễm mỡ, điều quan trọng là mọi người phải kiểm soát bệnh tốt hơn. Khi một người được xác định là có nguy cơ cao mắc hoặc bị ảnh hưởng, các biện pháp can thiệp và điều chỉnh phù hợp được thiết kế và thực hiện cùng với các chuyên gia y tế.
Những điều chỉnh về mặt lối sống như chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đầy đủ cũng sẽ hữu ích. Những can thiệp này có tác dụng cải thiện sức khỏe của người bị gan nhiễm mỡ, đồng thời tăng năng suất lao động.
Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn gì?
Thật may mắn khi bệnh gan nhiễm mỡ không gây ra các tổn thương gan vĩnh viễn. Lá gan có thể tự phục hồi nếu chúng ta duy trì một chế độ ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi, trị bệnh khoa học. Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho người bệnh gan nhiễm mỡ rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Kể cả những người chưa mắc bệnh cũng nên tham khảo để chủ động phòng chống cho bản thân và gia đình mình.
Rau củ quả tươi xanh
Rau củ quả là thực phẩm lý tưởng trong phòng và điều trị gan nhiễm mỡ. Lý do là bởi nhóm thực phẩm này có tác dụng hạ cholesterol trong máu và tế bào gan rất tốt. Theo các chuyên gia, chúng ta nên ăn ít nhất 300g rau xanh, 200gr hoa quả tươi mỗi ngày sẽ tốt cho sức khỏe cả cơ thể và lá gan.
Một số rau củ quả điển hình bao gồm:
Rau cần: Giàu vitamin, mát gan, giải độc, hạ cholesterol.Ngô: Giàu acid béo không no, thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo không cho tích tụ nhiều ở gan.
Nấm hương: Giàu hợp chất hạ cholesterol trong máu và lá gan.Rau tươi: Rau muống, cải xanh, rau ngót, diếp cá,…làm mát gan, thanh nhiệt.
Bơ: Chứa nhiều chất béo lành mạnh, giàu xơ giúp giảm cân, làm chậm quá trình tổn thương gan.
Hạt óc chó: Chứa nhiều axit béo omega-3 tăng cường chức năng gan.
Củ quả như cà chua chín, ớt vàng, tỏi, mướp đắng, dưa chuột, cam, quýt, bưởi…cũng là những thực phẩm tốt cho chức năng gan.
Gan nhiễm mỡ nên ăn gì – Dầu thực vật
Tuy người bệnh gan nhiễm mỡ cần hạn chế lipid và chất mỡ nhưng cũng không nên quá kiêng khem tuyệt đối do các chất này cũng cần thiết cho cơ thể. Mỗi ngày chúng ta cần khoảng 1g lipid/1kg trọng lượng.
Người gan nhiễm mỡ nên giảm sử dụng mỡ động vật tăng dầu thực vật như dầu mè, dầu lạc, dầu vừng, dầu hướng dương, dầu ô liu (trừ dầu dừa)…Các loại dầu thực vật kể tên giàu acid béo không no, vitamin E có thể giúp hạ cholesterol trong máu và gan, chống oxy hóa, giảm mức men gan và kiểm soát cân nặng.
Thảo dược thiên nhiên tốt cho người bị gan nhiễm mỡ
Atiso, lá sen, trà nụ vối, trà xanh để uống nước hoặc nấu cháo giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm mỡ máu, giảm cân, hạn chế tích tụ mỡ trong gan. Riêng trà xanh còn có thể giảm lưu trữ chất béo trong gan.
Ngược lại, người bị gan nhiễm mỡ không nên sử dụng nhiều nước ngọt, đồ uống có gas, có cồn, chứa nhiều chất kích thích. Đặc biệt nên tránh tất cả loại rượu, bia.
Gan nhiễm mỡ nên ăn gì – Chất đạm
Người bệnh gan nhiễm mỡ nên thay thế thịt đỏ (thịt bò) bằng những loại thịt giàu chất đạm ít béo như thịt gà hay thịt cá. Các loại cá béo như cá ngừ, cá hồi, cá mòi giàu axit béo omega-3 có thể cải thiện mức độ mỡ trong gan, hỗ trợ hiệu quả trong điều trị bệnh.
Sữa, đặc biệt các loại sữa ít béo có hàm lượng whey protein cao, có thể bảo vệ các tế bào gan khỏi bị tổn thương.
Ngoài xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, người mắc gan nhiễm mỡ cũng nên giữ thói quen tập thể dục nhiều hơn để tăng chuyển hóa của tế bào gan, giữ mức cân nặng hợp lý. Mỗi ngày bạn chỉ cần dành 30 phút cho việc đi bộ, chạy bộ, đạp xe, nhảy, khiêu vũ…là cơ thể đã nhận lại ngay những lợi ích to lớn quý giá.
Mỗi người trong chúng ta cũng nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, tiến hành làm các xét nghiệm đánh giá chức năng gan để phát hiện sớm những tổn thương do bệnh gan nhiễm mỡ gây ra.