Bầu bí
Các loại quả thuộc họ bầu bí thường ít bị sâu bệnh nên tỷ lệ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với chúng khá thấp. Ngoài ra, những quả này có lớp vỏ dày, giúp bảo vệ phần ruột bên trong không bị các chất có hại xâm nhập.
Rau khoai lang
Rau khoai lang có thể chế biến thành các món hấp dẫn khác nhau như rau luộc, rau lang xào tỏi... Đây cũng là loại rau dân dã nhưng có giá trị dinh dưỡng cao không kém các loại rau lá khác.
Bản thân cây rau khoai lang có chứa chất dịch trắng bên trong giúp chống lại các loại côn trùng gây hại. Chính vì vậy, đây là loại rau rất ít phải sử dụng đến các loại thuốc bảo vệ thực vật.
Lá hẹ
Hẹ là loại rau có thân hình gần giống với hành lá, rễ na ná với tỏi. Người trồng hẹ rất hiếm khi phải phun thuốc bảo vệ thực vật cho loại cây này. Bạn có thể dễ dàng mua hẹ ở mọi nơi, từ các chợ dân sinh đến siêu thị.
Củ sen
Củ sen mọc trong ao nên từ lúc trồng đến khi thu hoạch ngay cả việc bón phân cũng vô cùng ít. Chúng chủ yếu hấp thu dinh dưỡng từ môi trường sống. Nước và bùn giúp củ sen hầu như không bị sâu bệnh.
Củ sen giàu khoáng chất, vitamin C, chất xơ... giúp thanh nhiệt, giảm cân...
Rau cải cúc
Rau cải cúc (còn gọi là tần ô) được tiêu thụ nhiều vào mùa thu. Loại rau này có mùi thơm tự nhiên khiến sâu bọ tránh xa. Chính vì vậy, người ta ít khi phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với loại rau này.
Rau cải cúc có hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu vitamin, axit amin, canxi... giúp giảm căng thẳng, làm dịu thần kinh, đẹp da, bổ não...
Củ niễng
Củ niễng mọc trong nước, có nhiều lớp vỏ bảo vệ bên ngoài nên trong quá trình trông không cần sử dụng bất cứ loại thuốc bảo vệ thực vật nào. Khi sử dụng, người dùng chỉ cần bóc hết lớp vỏ già bên ngoài và lấy phần ruột non bên trong là được.
Rau diếp ngồng
Khi trồng rau diếp ngồng, người ta không cần phải phun thuốc trừ sâu bởi nó có chứa một chất chống lại côn trùng. Lá của nó có màu xanh hoặc màu tía, thường được ăn sống hoặc luộc. Trong khi đó, phần thân trắng rất mềm, chứa nhiều dinh dưỡng, có thể ăn luộc, nấu canh, nướng hoặc xào. Khi ngửi rau diếp ngồng, bạn sẽ thấy toàn bộ cây có mùi như lúa nếp non, rất thơm. Ở Trung Quốc, nó còn có tên là du mạch thái (có nghĩa là rau cải có mùi thơm của lúa nếp mới). Đây cũng là loại rau xanh thường được ăn nhiều vào mùa thu.
Măng tây
Lợi ích của măng tây không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn giúp kiểm soát tiểu đường, cải thiện sức khỏe tim mạch và ngừa ung thư. Nếu chăm ăn thường xuyên thì nó còn hỗ trợ giảm cân nhanh vì gần như không chứa calo. Vào những lần "đèn đỏ", chị em có thể dùng như một phương thuốc giảm chướng bụng.
Bên cạnh đó, trong măng tây còn chứa một loại enzyme đặc biệt, giúp nó tự loại bỏ các loại thuốc trừ sâu mà con người phun vào. Các nhà khoa học giải thích, đây chính là lý do mà hầu như măng tây đều chứa rất ít hóa chất độc hại, thậm chí là sạch 100%. Bạn có thể chế biến thành nhiều món ngon như măng tây xào tôm, thịt xông khói cuộn măng tây hoặc làm salad, súp… đều tốt.