6 thói quen thường thấy khi ăn cơm gây hại cho sức khỏe, nhiều người dễ dàng thấy mình trong đó

( PHUNUTODAY ) - Trong bữa cơm của người Việt thì cơm chính là một thứ không thể nào thiếu. Tuy nhiên, việc ăn cơm sai cách có thể vô tình khiến cho cơm vốn lành tính trở thành "thuốc độc" lúc nào không hay.

Cơm là một trong những loại thực phẩm được đánh giá có nhiều giá trị dinh dưỡng giúp tăng cường năng lượng hiệu quả cho cơ thể mỗi người. Không những vậy, việc ăn cơm hàng ngày còn giúp phòng chống ung thư, ngăn ngừa bệnh Alzheimer, kiểm soát huyết áp… hiệu quả. Tuy nhiên, không ít người lại phạm phải những sai lầm này khi ăn cơm dẫn đến những nguy hiểm cho sức khỏe mà không hề hay biết. 

1. Ăn quá nhiều cơm

Có rất nhiều người thường có thói quen mỗi bữa ăn thường sẽ ăn rất nhiều cơm và cũng chính thói quen đó sẽ khiến cho hàm lượng đường trong máu tăng cao. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Đối với những người bị bệnh tiểu đường mà tiêu thụ cơm nhiều sẽ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho tim mạch như tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim... Đây đều là những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho người bệnh. Theo các chuyên gia, người lớn có mức độ lao động thể lực trung bình chỉ nên ăn trung bình 2 bát cơm mỗi bữa là đủ.

029bba675f27b679ef36

2. Thường xuyên có thói quen ăn cơm nguội

Cơm là một thực phẩm có thành phần chứa nhiều chất dinh dưỡng, tinh bột và đường nên rất dễ bị nhiễm khuẩn, nhất là khi cơm được để lâu ở nhiệt độ thường. Lúc này, các bào tử vi khuẩn trong cơm sẽ phát triển với tốc độ rất nhanh, từ đó tạo ra một môi trường vô cùng thuận lợi cho vi khuẩn Bacillus cereus sinh sôi và phát triển. Cơm nguội khi bị nhiễm khuẩn có thể gây rối loạn tiêu hóa và ngộ độc cấp tính.

Hơn nữa, nếu không được bảo quản đúng cách, cơm nguội sẽ rất nhanh bị thiu. Nếu bạn chỉ để cơm ở nhiệt độ thường hay nơi nóng thì cơm sẽ nhanh bị phân hủy, ngả qua màu vàng và có mùi ôi thiu, trong trường hợp này thì bạn tuyệt đối không nên dùng vì sẽ rất dễ bị ngộ độc có hại cho sức khoẻ.

3. Thường có thói quen ăn cơm chan canh

Không ít người thường có thói quen ăn cơm chan canh nhưng trên thực tế đây là một thói quen ăn cơm được các chuyên gia khuyến cáo là không nên thực hiện vì có thể gây ra hậu quả xấu dành cho dạ dày. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong bữa ăn, bạn nên hạn chế sử dụng các loại nước canh hoặc nước lọc và nước ngọt. Bởi khi ăn cơm, dù uống bất cứ loại nước nào cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa vì làm tăng kích thích dạ dày. Khi có quá nhiều chất lỏng và thức ăn trong dạ dày sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa, dễ gây viêm loét dạ dày tá tràng.

com-chan-canh-1

4. Uống nước trà trong và sau bữa ăn

Không ít người, đặc biệt là những người lớn tuổi thường cho rằng, việc uống nước trà trong và sau khi ăn khi cơm sẽ giúp tạo cảm giác ăn ngon miệng, dễ ăn và dễ tiêu hóa hơn nhưng trên thực tế đây lại là một quan niệm rất sai lầm. Trà sẽ khiến protein trong thức ăn bị kết tủa, làm co niêm mạc dạ dày, làm loãng dịch vị và gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của cơ thể, nhất là quá trình hấp thụ sắt.

5. Ăn vội vàng, nhai không kỹ

Việc bạn nhai cơm đúng cách sẽ giúp cho các tuyến nước bọt tiết ra một loại enzym có tính kiềm gọi là ptyalin giúp phân giải những chất trong thức ăn thành đường đơn. Còn nếu như bạn nhai cơm quá ít, cơm sẽ không được phân giải tốt và có thể dẫn đến một số vấn đề như ợ chua, táo bón và trào ngược axit. Ngoài ra, những người không nhai kỹ thường đi kèm theo thói quen ăn nhanh dẫn tới ăn nhiều hơn mức cần thiết.

Nguyên nhân là do, khi ăn quá nhanh, hormone cảm giác no tiết ra ở đường ruột sẽ không có thời gian để truyền tín hiệu lên não và hiện nhiên là não sẽ không thể nhanh chóng đưa ra lệnh ngừng ăn kịp thời và một lượng calo dư thừa tiếp tục được bổ sung. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng cân, thậm chí là khó kiểm soát lượng mỡ thừa.

an-com-4

6. Không ăn cùng với rau củ

Cơm có chỉ số đường huyết cao. Chính vì vậy mà chúng ta nên ăn cơm cùng với các loại rau củ để giúp đẩy lùi cảm giác thèm ăn và ngăn ngừa béo phì hiệu quả. Đồng thời, trước lo ngại ăn nhiều tinh bột gây tiểu đường, chất xơ từ rau củ rất hữu ích trong việc làm chậm quá trình hấp thụ đường vào trong máu. Vì vậy, khi cơ thể nạp nhiều tinh bột thì việc tiêu thụ nhiều rau và trái cây sẽ rất tốt. Qua đó, hạn chế mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì, rối loạn chuyển hóa…

Việc ăn cơm tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu mắc những sai lầm trên đây cũng có thể gây hại cho sức khỏe.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link