Những ai còn giữ CMND cũ khi có CCCD mới: Nhớ rõ 3 điều này kẻo dễ bị phạt nặng

08:30, Thứ bảy 09/12/2023

( PHUNUTODAY ) - Những trường hợp còn giữ CMND cũ sau khi có CCCD gắn chip cần lưu ý những vấn đề dưới đây kẻo bị phạt tiền oan.

CCCD gắn chíp là gì?

CCCD gắn chip là giấy tờ tùy thân của người thuộc công dân Việt Nam. CCCD gắn chip là hình thức nâng cao của CMND cũ có tích hợp nhiều loại giấy tờ tùy thân khác của người dân khiến cho quá trình quản lý người dân của cơ quan chức năng diễn ra thuận lợi hơn.

Có CCCD gắn chip mới vẫn giữ CMND cần lưu ý điều gì?

Khoản 8 Điều 5 Thông tư 60/2021/TT-BCA về trình tự cấp đổi, cấp lại thẻ CCCD quy định CMND, CCCD cũ sẽ bị thu hồi khi công dân làm thủ tục đổi CMND sang CCCD gắn chip, đổi thẻ CCCD gắn chip. Như vậy, CMND và CCCD cũ sẽ không còn giá trị sử dụng kể từ ngày công dân nhận được CCCD gắn chip.

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, người dân khai báo mất thẻ (sau đó có thể lại tìm thấy thẻ cũ), không giao nộp thẻ hoặc cán bộ làm thủ tục quên thu lại (hoặc cắt góc) nên họ vẫn giữ CMND, CCCD cũ nguyên vẹn và sử dụng song song với CCCD gắn chip.

Việc sử dụng CMND, CCCD cũ khi đã có CCCD gắn chip có thể tiềm ẩn những rủi ro nhất định, gây bất lợi cho công dân.

cccd-gan-chip-03

Dùng CMND cũ khi đã có CCCD gắn chip bị phạt đến 500.000 đồng

Như đã nói ở trên, khi đổi CMND sang CCCD gắn chip, CMND cũ sẽ không còn giá trị sử dụng kể từ ngày người dân nhận được CCCD gắn chip. Khi thực hiện các giao dịch, thủ tục hành chính, nếu người dân vẫn cố tình sử dụng CMND cũ thì có thể bị phạt hành chính vì lỗi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 144 năm 2021, đối với hành vi này, mức phạt là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng.

truong-hop-duoc-dung-cccd-gan-chip-suot-doi

Có thể gặp rủi ro, tranh chấp khi dùng CMND hết hạn

Khi công dân làm CCCD gắn chip mới, CMND/CCCD cũ sẽ hết giá trị sử dụng. Số CMND và CCCD gắn chip cũng là hai số hoàn toàn khác nhau. Do đó, nếu sử dụng CMND cũ hết hiệu lực để tham gia các hợp đồng, giao dịch hoặc thực hiện thủ tục hành chính, người dùng có thể vướng vào các rủi ro pháp lý về sau.

Ví dụ như hợp đồng đã ký sẽ bị vô hiệu do một trong các bên ký hợp đồng sử dụng CMND hết hiệu lực; gặp rắc rối khi không may xảy ra tranh chấp nhưng văn bản thỏa thuận lại không được công nhận do một bên sử dụng CMND hết hạn.

Sau khi được cấp CCCD mới, người dân chỉ nên dùng duy nhất thẻ này trong tất cả các giao dịch, thủ tục để đảm báo thống nhất thông tin, tránh rủi ro, tranh chấp về sau. Thẻ CCCD gắn chip đã được tích hợp tất cả các thông tin về nhân thân cũng như số CMND cũ nên người dân có thể yên tâm sử dụng.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Min Min
Từ khóa: CMDN CCCD