Tỏi đen là gì?
Tỏi đen thực chất là tỏi trắng được lên men ở nhiệt độ cao, độ ẩm thích hợp trong thời gian dài. Quá trình lên men ở nhiệt độ cao sẽ làm giảm bớt mùi hăng của tỏi và bất hoạt một số Enzyme có hại. Khi cả nhiệt độ và độ ẩm đạt tối ưu, hàm lượng các hoạt chất chống Oxy hóa trong tỏi sẽ tăng lên, đồng thời làm tăng tổng hợp nhiều hoạt chất mới.
Giá trị dinh dưỡng của tỏi đen
Tỏi đen chứa các thành phần giống tỏi tươi. Tuy nhiên, điều đặc biệt là sau khi lên men, các thành phần có giá trị dinh dưỡng cao, quyết định đến tác dụng sinh học của tỏi đều tăng lên nhiều lần. Ngoài ra, việc lên men làm cho tỏi đen có vị ngọt, không hăng, dễ ăn hơn, có thể ăn trực tiếp mà không cần qua chế biến nấu nướng như tỏi tươi.
Theo nghiên cứu, tổng lượng Carbohydrate trong tỏi đen gấp khoảng 13 lần so với tỏi chưa chế biến, trong đó lượng đường Fructose tăng 52 lần. Hàm lượng S Allyl Cysteine cũng tăng 6 lần.
Tác dụng của tỏi đen đối với sức khỏe
- Tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm
- Tác dụng chống Oxy hóa, dọn gốc tự do
- Tác dụng ức chế tế bào ung thư
- Tác dụng hạ mỡ máu
- Tác dụng tăng cường sức đề kháng
- Phòng ngừa các bệnh về xương khớp
Những ai không nên ăn tỏi đen?
Người bị bệnh về gan
Một số thành phần của tỏi đen khi vào đến dạ dày và ruột thì gây kích thích mạnh, ức chế tiết dịch vị ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Khi đó gan sẽ phải làm việc căng thẳng hơn bình thường. Người bị bệnh về gan là một trong những người không nên ăn tỏi đen đầu tiên.
Người bệnh sẽ rất dễ bị buồn nôn và mệt mỏi. Tỏi có chứa các thành phần dễ bay hơi sẽ làm giảm lượng hemoglobin dẫn đến thiếu máu và gây nhiều bất lợi cho việc điều trị bệnh gan. Ngoài ra khi cơ thể thiếu máu sẽ dẫn đến tình trạng suy nhược rất dễ mắc nhiều chứng bệnh khác.
Người bị bệnh về mắt
Theo Đông y thì ăn nhiều tỏi đen trong thời gian dài sẽ làm tổn thương đến mắt và gan làm suy giảm thị lực. Do đó những người mắc bệnh về mắt, thiếu máu, chóng mặt, suy giảm trí nhớ thì không nên ăn quá nhiều tỏi.
Người bị bệnh thận
Đối với người bệnh thận nặng hoặc đang uống thuốc thì không nên ăn các thực phẩm cay, nóng như tỏi ớt. Bởi vì khi ăn những loại thực phẩm này có thể làm bệnh cũ tái phát hoặc phản ứng phụ, làm mất hiệu quả của loại thuốc đang điều trị.
Người bị bệnh tiêu chảy
Tuy tỏi có tính kháng viêm hiệu quả nhưng khi bị tiêu chảy, vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào đường ruột làm tổn thương niêm mạc và xung huyết. hệ tiêu hóa suy giảm khả năng phân giả khiến người bệnh càng đau hơn và đi vệ sinh nhiều hơn.
Người có sức đề kháng yếu
Tuy tỏi đen có thể hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh, thanh nhiệt giải độc nhưng ăn nhiều sẽ tiếu hóa khí của cơ thể. Thậm chí nếu ăn quá nhiều sẽ tiêu hao năng lượng sinh nóng, sinh đờm. Do đó người có thể trạng yếu không nên ăn tỏi đen
Ngoài ra, một số trường hợp sau cũng không nên dùng tỏi đen như:
Phụ nữ mang thai, người có tạng nhiệt, nóng sốt,...thì không nên dùng nhiều tỏi. Người dị ứng với tỏi nếu cố tình sử dụng có thể gây ngứa ngáy, thậm chí tăng huyết áp. Người dùng thuốc chống đông máu không nên sử dụng nhiều tỏi đen.