Dấu hiệu nhận biết bệnh suy giáp

13:00, Thứ hai 12/03/2018

( PHUNUTODAY ) - Bệnh suy giáp có nguy hiểm không và khi bị mắc bệnh thường sẽ có những biểu hiện cụ thể nào,.. luôn là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Vậy, bạn đã biết gì về loại bệnh này?

Triệu chứng, biểu hiện thường gặp của bệnh suy giáp

Bệnh suy giáp nhẹ có các triệu chứng không rõ ràng. Vì bệnh phổ biến ở người cao tuổi nên các bệnh nhân thường nghĩ triệu chứng đó là do tuổi già. Bạn có thể không gặp tất cả các triệu chứng nhưng có thể có những triệu chứng như sau:

Ăn không ngon miệng;

Táo bón;

Da tái xanh hoặc khô;

Dễ bị lạnh;

Thường thấy mệt mỏi;

Trí nhớ kém;

Bị trầm cảm;

Tóc thưa hoặc mọc chậm;

Giọng khan và trầm hơn;

3.bieu-hien-cua-benh-suy-giap-phunutoday.vn

Có thể thở gấp và thay đổi nhịp tim;

Tăng cân;

Đau khớp hoặc cơ;

Nước có thể bị giữ lại trong cơ thể, đặc biệt quanh mắt;

Phụ nữ có thể các vấn đề về kinh nguyệt;

Cả đàn ông và phụ nữ đều có ít hứng thú trong tình dục hơn.

Ở bệnh suy giáp trầm trọng, lưỡi có thể phình to ra (chứng lưỡi lớn); mặt, tay, chân bị phù, da có thể sậm màu và xù xì do lớp sừng phát triển dày thêm.

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nguyên nhân bệnh Suy giáp

Nguyên nhân suy giáp tiên phát:

Nguyên nhân tại tuyến giáp:

Viêm tuyến giáp mãn tính tự miễn Hashimoto là nguyên nhân thường gặp, có cơ chế bệnh lý tự miễn. Bệnh xảy ra ở phụ nữ trong 95% trường hợp, chủ yếu ở lứa tuổi 30 - 50. Về hình thái có thể có bướu giáp hoặc teo tuyến. Nhu mô tuyến giáp bị phá huỷ dần và cuối cùng dẫn đến suy giáp. Trong bệnh viêm tuyến giáp mãn tính Hashimoto hầu như luôn luôn có sự xuất hiện của kháng thể kháng Thyroperoxydase (TPO) gặp trong hơn 95% trường hợp.

Tuyến giáp teo ở phụ nữ mãn kinh.

Viêm tuyến giáp bán cấp tái phát nhiều lần.

Những khiếm khuyết bẩm sinh trong quá trình tổng hợp và bài tiết hormon giáp trạng.

Rối loạn chuyển hoá i-ốt: Thừa hoặc thiếu iod.

Rối loạn gen tại tuyến giáp.

Không có tuyến giáp.

Nguyên nhân sau điều trị:

Sau phẫu thuật tuyến giáp (cắt quá nhiều hoặc cắt toàn bộ tuyến giáp).

Sau điều trị Basedow bằng iod phóng xạ: bệnh suy giáp có thể xuất hiện sau 1 đến vài năm.

Sau điều trị Basedow bằng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp quá liều.

Nguyên nhân suy giáp thứ phát:

Do tổn thương tuyến yên gây giảm/mất khả năng sản xuất TSH vì:

Khối u lành hoặc ác tính của tuyến yên.

Sau phẫu thuật tuyến yên hoặc chấn thương tuyến yên.

Hoại tử tuyến yên do mất máu sau đẻ (hội chứng Sheehan).

Hướng dẫn cách điều trị bệnh suy giáp

Phương pháp phổ biến nhất để điều trị bệnh suy giáp hiện nay là uống thuốc bổ sung hormone cho tuyến giáp bằng thuốc levothyroxine.

Bệnh nhân suy giáp nên chú ý trong quá trình uống thuốc thì hạn chế các chất như chất xơ, sản phẩm làm từ đậu nành, canxi carbonate, sắt sulfat, cholestyramine sucralfate và nhôm hydroxide đều là những chất ức chế khả năng hấp thu levothyroxine trong cơ thể.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link