Người bị suy giáp nên ăn gì?
Bổ sung I ốt
Tuyến giáp cần iốt để sản sinh ra các hormone cần thiết, có tác dụng cân bằng hormone tuyến giáp, giảm thiểu sự hình thành u tuyến giáp. Do đó bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp nên bổ sung iốt trong các bữa ăn hàng ngày bằng cách sử dụng muối có bổ sung iốt, ăn các loại tảo, rong biển, các loại hải sản như tôm, sò biển,… Tuy nhiên, với những bệnh nhân đang trong quá trình điều trị iốt phóng xạ thì nên ăn bổ sung lượng iốt vừa phải.
Rau lá xanh
Rau diếp, rau bina và các loại rau lá xanh là nguồn thực phẩm giàu magie cùng với các khoáng chất có vai trò quan trọng đối với quá trình trao đổi chất của cơ thể, đặc biệt là với các hoạt động của tuyến giáp.
Tuy nhiên, bệnh nhân cần tránh ăn các loại rau họ cải như củ cải, bắp cải, cải bẹ trắng, cải xoăn, bông cải xanh,… vì trong các loại rau này có chứa isothiocyanates làm hạn chế sự hấp thu iốt của tuyến giáp, nhất là khi ăn sống. Nếu có ăn các loại rau này thì nên ăn ít, và nên chần qua hoặc luộc sơ để giúp phân hủy bớt isothiocyanates không tốt cho bệnh nhân tuyến giáp.
Hải sản
Các loại hải sản như cá, tôm, cua,… là nguồn thực phẩm giàu kẽm, iốt, omega-3, vitamin A, B và selen rất tốt cho bệnh nhân tuyến giáp. Các loại cá có vị béo và chứa nhiều dầu như cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu,… Để tốt cho tuyến giáp, bạn nên ăn ít nhất 3 bữa cá một tuần, ưu tiên ăn các loại cá được đánh bắt tự nhiên như cá hồi, cá tuyết, cá bơn,…
Các loại hạt
Hạt bí, hạt điều, hạnh nhân là nguồn thực phẩm giàu magie, rất tốt cho tuyến giáp, giúp cung cấp cho cơ thể protein thực vật, đồng, kẽm, vitamin E và B giúp tuyến giáp hoạt động trơn tru.
Những thực phẩm người bị bệnh suy giáp cần tránh
Đậu nành
Hormone estrogen có thể cản trở khả năng sử dụng hormone tuyến giáp. Đậu nành chứa đầy phytoestrogen có nguồn gốc thực vật và một số nhà nghiên cứu cho rằng, quá nhiều đậu nành có thể làm gia tăng nguy cơ mắc suy giáp. Những người bị bệnh suy giáp nên ăn một lượng vừa phải đậu nành. Tuy nhiên, do đậu nành chưa được chính thức công nhận là có liên quan đến bệnh suy giáp nên chưa có hướng dẫn cụ thể nào về chế độ ăn dạng này.
Các loại rau cải
Các loại rau cải, ví dụ như súp lơ xanh hoặc cải bắp, có thể làm cản trở quá trình sản xuất hormone tuyến giáp, đặc biệt là ở những người bị thiếu i-ốt. Ăn những loại rau này có thể ngăn chặn khả năng hấp thu i-ốt của cơ thể, trong khi i-ốt lại rất cần thiết để sản xuất hormone tuyến giáp.
Những người bị suy giáp nên hạn chế ăn súp lơ xanh, cải bắp, súp lơ trắng, cải Brussel, cải xoăn và cải thìa. Tuy nhiên quá trình nấu chín những loại rau này có thể làm giảm bớt ảnh hưởng của rau cải lên tuyến giáp. Và ăn rau cải dưới 140g/ngày được cho là không có ảnh hưởng tiêu cực lên chức năng tuyến giáp.
Gluten
Những người bị suy giáp nên cân nhắc ăn một lượng tối thiểu gluten – loại protein tìm thấy trong các thực phẩm chế biến sẵn từ lúa mỳ, lúa mạch, lúa mạch đen và các loại hạt khác. Gluten có thể gây kích thích ruột non và có thể cản trở sự hấp thu các loại thuốc thay thế hormone tuyến giáp của cơ thể.
Tuy nhiên, nếu bạn chọn ăn gluten, hãy đảm bảo rằng bạn chọn các loại còn nguyên cám, vì chúng có nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng khác có thể cải thiện các bất thường ở ruột – một triệu chứng thường gặp trong bệnh suy giáp.
Đồ ăn nhiều dầu mỡ
Chất béo được cho là phá vỡ khả năng hấp thu các loại thuốc thay thế hormone tuyến giáp. Chất béo cũng làm cản trở khả năng sản xuất ra hormone của tuyến giáp. Một số chuyên gia khuyên rằng, bạn nên cắt giảm tất cả các loại thức ăn dầu mỡ và giảm tiêu thụ chất béo từ các nguồn khác như bơ, sốt mayonnaise, margarine và mỡ từ thịt động vật.
Đồ ăn nhiều đường
Bệnh suy giáp có thể làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể. Điều này có nghĩa là bạn rất dễ bị tăng cân nếu không kiểm soát tốt chế độ ăn. Bạn nên tránh ăn các loại thức ăn có nhiều đường bởi chúng chứa rất nhiều calo rỗng (calo không chứa chất dinh dưỡng). Tốt nhất bạn nên giảm lượng đường ăn vào và cố gắng để loại bỏ hoàn toàn đường ra khỏi bữa ăn.
Chất béo
Chất béo làm giảm khả năng hấp thu các thuốc thay thế nội tiết tố giáp trạng, cũng như khả năng sản xuất hooc môn tuyến giáp. Bệnh nhân không nên ăn đồ ăn nhiều chất béo đặc biệt là mỡ động vật.
Đồ hộp
Thực phẩm đóng hộp chứa hàm lượng muối cao, dễ gây nguy cơ tăng huyết áp ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh.
Rượu bia và các đồ uống chứa cồn
Sử dụng đồ uống có cồn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự sản xuất và hoạt động của hooc môn tuyến giáp.