Thành phần dinh dưỡng của trứng vịt lộn
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một quả trứng vịt lộn chứa 182kcal năng lượng, 13,6g protein, 12,4g lipid, 82mg canxi, 212mg phốtpho, 600mg cholesterol… Ngoài ra, thực phẩm này còn chứa nhiều vitamin A, một số ít sắt, glucid, vitamin B1 và vitamin C.
Trứng vịt lộn có tác dụng bổ máu, dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể nhanh tăng trưởng. Trong y học cổ truyền quan niệm trứng vịt lộn ăn cùng gia vị là một bài thuốc dùng chữa thiếu máu, suy nhược, còi cọc, đau đầu, chóng mặt, yếu sinh lý…
Tại sao trứng vịt lộn thường ăn với gừng và rau răm?
Trong y học truyền thống thì gừng và rau răm là hai loại gia vị thường được kết hợp với trứng vịt lộn. Đặc biệt, loài rau răm có tác dụng trừ hàn, tiêu thực, sáng mắt, sát trùng, mạnh chăn gối, ấm bụng, chữa đầy bụng khó tiêu. Gừng lại giúp kích thích tiêu hóa, mạnh tim, giải độc thức ăn trứng vịt lộn.
Khi bạn ăn trứng vịt lộn với gừng và rau răm là sự kết hợp hài hòa mang đến sự cân bằng cho cơ thể, giúp cân bằng âm dương, điều hòa khí huyết.
Những người không nên ăn trứng vịt lộn
Người mắc bệnh béo phì thừa cân: Thói quen ăn trứng vịt lộn thường xuyên không tốt này có thể làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu, góp phần gây ra các bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường…, tăng lượng protein, không tốt cho người có bệnh gout. Nguyên nhân là do lượng đạm và cholesterol trong trứng vịt lộn cao, bạn không nên ăn thực phẩm này vào buổi tối để tránh bị khó tiêu. Những người bụng dạ kém ăn món này và buổi tối có thể gặp tình trạng khó chịu, đầy hơi... Buổi sáng là thời điểm thích hợp nhất để ăn trứng vịt lộn.
Trẻ dưới 5 tuổi hạn chế ăn trứng vịt lộn: Hệ tiêu hóa của trẻ ở độ tuổi này chưa phát triển hoàn thiện nhưng trứng vịt lộn lại chứa nhiều chất dinh dưỡng, dễ gây rối loạn tiêu hóa, khóa tiêu, có hại cho sức khỏe.
Trẻ từ 5 tuổi trở lên chỉ nên ăn nửa quả mỗi lần, 1-2 lần/tuần. Trứng vịt lộn chứa nhiều vitamin A, ăn nhiều sẽ dẫn tới dưa thừa chất này gây vàng da, ảnh hưởng đến việc hình thành xương của trẻ.
Người đang mang thai không nên ăn nhiều trứng vịt lộn và rau răm: Với phụ nữ đang mang thai nên hạn chế ăn trứng vịt lộn vì dễ gây béo phì thừa cân. Ngoai ra, rau răm cũng gây nóng trong ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Nếu ăn nhiều rau răm có thể dẫn tới sảy thai.