Mộc nhĩ hay còn có tên gọi khác là nấm mèo hay nấm tai mèo. Chúng thường mọc trên những thân cây gỗ mục, ẩm ướt, lại có hình dạng giống tai người. Theo đông y, mộc nhĩ có vị ngọt, tính bình, dễ dàng đi vào các kinh tỳ vị, đại tràng, gan, thận. Tác dụng chính của mộc nhĩ là làm mát máu, làm ngưng chảy máu ngoài da. Hay những tác dụng khác có thể kể đến như nhuận tràng, lợi trường vị, bổ khí, bền cơ, hoạt huyết.
Ngoài ra, mộc nhĩ còn hỗ trợ đắc lực cho việc điều trị các bệnh trường phong hạ huyết, lỵ ra máu, đái dắt… Tuy nhiên nếu không biết cách sử dụng, bạn sẽ vô tình biến mộc nhĩ trở thành "thuốc độc" ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.
1. Những thực phẩm kỵ với mộc nhĩ
- Thịt vịt: Bạn không nên chế biến thịt vịt kết hợp chung với mộc nhĩ vì mộc nhĩ vốn có tính hàn. Trong khi đó, thịt vịt cũng có bản chất là tính hàn. Nếu cả hai thứ cùng tính hàn kết hợp với nhau, khi ăn vào sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa.
- Ốc: Cũng giống như thịt vịt, ốc cũng có tính hàn. Khi bạn kết hợp 2 món này lại với nhau sẽ rất dễ bị tiêu chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa và các bệnh lý khác liên quan đến ruột.
- Củ cải trắng: Không ít những người thường có thói quen nấu canh củ cải trắng cho thêm mộc nhĩ điểm vào để tăng thêm phần đẹp mắt và giúp hương vị món ăn thơm ngon hơn. Điều này là vô cùng sai lầm vì trong mộc nhĩ có chứa nhiều hoạt chất sinh học, củ cải trắng lại giàu enzyme, chúng vô cùng kị nhau. Khi hai thực phẩm này nấu chung với nhau sẽ tạo nên phản ứng hóa học phức tạp, có thể gây bệnh viêm da. Vì vậy, tuyệt đối bạn không nên ăn hai món này chung với nhau, nếu muốn ăn thì bạn phải ăn hai món cách nhau từ 3 giờ trở lên.
- Đồ lạnh: Mộc nhĩ tính hàn, nếu bạn còn ăn món có nhiều mộc nhĩ xong mà lại uống nước lạnh sẽ khiến cơ thể bị mệt mỏi, đau bụng âm ỉ.
2. Không ăn mộc nhĩ tươi
Mộc nhĩ tươi có chứa một chất vô cùng nhạy cảm với ánh sáng đó là chất morpholine. Nếu bạn ăn mộc khi cơ thể tiếp xúc với ánh sáng sẽ có thể dẫn đến hiện tượng ngứa, phù nề, nghiêm trọng hơn là có thể gây hoại tử da. Chính vì vậy xưa nay, khi mua và sử dụng đều là mộc nhĩ khô. Bởi vì sau quá trình phơi và sấy khô chất cảm quang tự nhiên mất đi, độc tính của mộc nhĩ tươi sẽ biến mất và không thể gây nguy hiểm cho người ăn.
3. Không nên dùng nước nóng để ngâm mộc nhĩ
Khi muốn sử dụng mộc nhĩ, chúng ta thường sẽ ngâm qua nước cho chúng nở ra. Rất nhiều người khi ngâm mộc nhĩ có thói quen dùng nước nóng vì nghĩ rằng sẽ nhanh hơn và có thể sát khuẩn. Nhưng trên thực tế, cách ngâm mộc nhĩ này sẽ khiến cho mộc nhĩ bị nhũn, dính khi chế biến khiến món ăn không ngon và mất tính thẩm mĩ, rất khó bảo quản.
Không chỉ như vậy, nguy hiểm hơn là chất morpholine – một chất độc có trong mộc nhĩ dù có được phơi khô vẫn tồn sót lại . Khi ngâm bằng nước nóng, mộc nhĩ sẽ nở nhanh trong thời gian ngắn, không thể đào thải hết và gây độc cho cơ thể. Vì vậy, bạn nên ngâm với nước bình thường sẽ tốt hơn.
4. Không ăn mộc nhĩ đã bị ngâm lâu
Mộc nhĩ khi bị ngâm lâu sẽ làm thay đổi thành phần dinh dưỡng, chất đạm thủy phân khiến vi khuẩn dễ tấn công, gây nhiễm khuẩn. Nếu ăn phải loại mộc nhĩ này có thể bị ngộ độc, nhẹ thì đau bụng, buồn nôn, đi ngoài, nặng thì có thể gây hôn mê. Do đó bạn không nên ngâm mộc nhĩ quá lâu, chỉ nên ngâm trong khoảng 8 giờ. Quá thời gian đó các vi khuẩn sẽ sản sinh tăng gấp nhiều lần, sinh độc tố đe dọa sức khỏe người ăn.
5. Rửa sạch mộc nhĩ đúng cách
Mộc nhĩ ngâm xong phải biết cách rửa sạch thì chế biến món ăn mới ngon, mới cảm nhận trọn vẹn hương vị mộc nhĩ thơm ngon. Bằng cách, rửa mộc nhĩ dưới vòi nước xả mạnh, chà kỹ cho sạch hẳn khi nấu ăn mới an toàn. Đối với những khe kẽ mộc nhĩ khó làm sạch, bạn hãy cắt bỏ luôn, vì dù bạn cố dùng chế biến món ăn thì cũng không ngon, lại không an toàn cho sức khỏe. Thời gian ngâm mộc nhĩ tốt nhất nên từ 2 – 3 giờ trong nước lạnh, giúp mộc nhĩ nở căng hết cỡ, chế biến thơm, giòn hơn.
6. Nên nấu chín kỹ mộc nhĩ
Sau khi sơ chế, bạn cần nấu cho mộc nhĩ chín kỹ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, ăn ngon và bổ dưỡng hơn.