Một quả đã cỡ trung bình (khoảng 147g) cung cấp 50 calo, 0,5 g chất béo, không chứa cholesterol và muối, 15 g carbohydrate, 13 g đường, 2 g chất xơ và 1 g protein.
Ăn đào có thể cung cấp 6% nhu cầu vitamin A và 15% nhu cầu vitamin C một ngày.
Ngoài ra, loại trái cây này còn chứa nhiều vitamin E, K, B3 và các khoáng chất như sắt, kali, magie, phospho, kẽm... tốt cho cơ thể.
Đào còn chứa lutein, zeaxanthin và beta - crytoxanthin có tác dụng chống oxy hóa, hạ kali máu, hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư...
Đào kỵ với rượu vang trắng
Đào tín ôn có tác dụng nhuận tràng, giải khát, hoạt huyết. Trong khi đó, vang trắng lại là thức uống đại nhiệt nên sử dụng chung sẽ gây ra tình trạng bốc hỏa.
Đào kỵ với thịt ba ba
Thịt ba ba chứa nhiều đạm còn đào lông có hàm lượng axit malic cao. Đạm gặp axit này sẽ bị kết tủa, làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai loại thực phẩm.
Đào không ăn cùng cua
Đào chứa nhiều vitamin C, yếu tố vi lượng, chất xơ cần thiết cho cơ thể, kích thích nhu động ruột. Cua có tính hàn lạnh. Nếu ăn chung hai thực phẩm này với nhau sẽ gây ra đau bụng, tiêu chảy.
Những người không nên ăn đào
Theo Đông y, đào có vị đắng, ngọt, tính bình. Loại quả này có tác dụng phá huyết, khử tích trệ, có tác dụng trị kinh nguyệt bế tắc, bụng dưới đầy, đau, vấp ngã ứ huyết. Do đó, người bị xuất huyết giảm tiểu cầu ăn nhiều đào có thể làm tình trạng bệnh nặng thêm.
Người suy nhược cơ thể, chức năng trạng vị kém, nhiều bệnh trong người cũng không nên ăn nhiều loại quả này.
Đào chứa lượng dinh dưỡng lớn, không dễ tiêu hóa, ăn nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho tràng vị. Những người mới khỏi ốm, yếu dạ dày sẽ không hấp thụ được nên tránh dùng.