Sốt xuất huyết là một bệnh nguy hiểm gây ra bởi virus Dengue, virus này lây nhiễm sang người thông qua vết đốt của muỗi vằn khi muỗi nhiễm bệnh.
So với những tuần trước, số ca mắc sốt xuất huyết tại Bệnh viện đang tăng, dự kiến còn tăng mạnh trong những ngày tới.
Trường hợp nhất định bố mẹ phải đưa con đi viện
Theo BS Nam - Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM, sốt là biểu hiện thường gặp nhất ở trẻ em. Hàng ngày có 50% trẻ đến khám vì sốt. Nguyên nhân sốt ở trẻ đa phần diễn tiến cấp tính các nguyên nhân như nhiễm trùng, nhiễm siêu vi và một sô nguyên nhân khác.
Bác sĩ Nam cho biết sốt là dấu hiệu cảnh báo cơ thể em bé có bất thường và cần tìm nguyên nhân để khám và điều trị. Có những bé vào viện trong tình trạng nặng nhưng ba mẹ không biết con có sốt không nhưng cũng có bé vào viện diễn tiến nhanh không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
Bác sĩ Nam nhấn mạnh khi trẻ bị sốt, ca mẹ cần nhớ kỹ ít nhất một trong các điều kiện sau để cho con đi viện:
- Trường hợp thứ nhất, bé dưới 3 tháng.
- Trường hợp thứ hai, bé sốt trên hai ngày.
- Trường hợp thứ ba, sốt cao li bì, ói, khó thở.
- Trường hợp thứ tư, sốt nhưng không hạ sốt khi uống thuốc hạ sốt.
Khi trẻ sốt cao trên 38,5 phải cho uống hạ sốt. Sau uống hạ sốt 1 tiếng sẽ cặp nhiệt độ lại 1 lần vì có thể thuốc không đúng liều. Trường hợp sốt cao không hạ, cần đưa trẻ đến bác sĩ để tìm nguyên nhân và điều trị sớm.
Bác sĩ Nam cũng lưu ý hiện đang có dịch sốt xuất huyết, các bậc phụ huynh cần hết sức cẩn trọng. Nước ta đã ghi nhận một số trường hợp mắc sốt xuất huyết tử vong vì chủ quan, tự ý điều trị tại nhà. Bất cứ ai có dấu hiệu sốt, mệt mỏi, nghi ngờ mắc sốt xuất huyết… cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.
Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì?
Khi mắc bệnh, thông thường thì cơ thể chúng ta sẽ thay đổi vị giác đi rất nhiều, đặc biệt là khi sốt, miệng chúng ta sẽ có cảm giác đắng chát. Vì thế mà nếu dùng cơm như bình thường sẽ thấy khó nuốt hơn. Chính do nguyên nhân trên mà các loại thực phẩm được khuyến nghị lúc này là các loại lỏng, dễ tiêu như cháo, súp, các món hầm. Cháo ngũ cốc hay súp rau củ rất dễ tiêu hóa, ngoài ra nó còn bổ sung chất xơ cũng như các dinh dưỡng thiết yếu khác.
Việc bù nước và điện giải cho người bệnh hết sức quan trọng. Có thể thực hiện dễ dàng việc đó thông qua các biện pháp sau:
Cho bệnh nhân uống nhiều nước: Sử dụng các loại nước tinh khiết hoặc nước đun sôi để nguội. Pha oresol một gói một ngày để người bệnh uống dần hay thay thế bằng nước gạo cũng tốt. Ngoài các bữa chính vẫn nên cho người bệnh dùng thêm sữa vừa cấp nước, lại có thêm dinh dưỡng.
Thay vì dùng nước lọc thì nước trái cây cũng là lựa chọn thay thế tuyệt vời. Các loại nước ép rau, củ, quả như cam, ổi, đu đủ… giàu vitamin A và C rất cần thiết cho việc phục hồi cơ thể. Việc cho người bệnh dùng nước trái cây cũng hấp dẫn hơn nữa.