Những điều đại kỵ khi lập bàn thờ theo phong thủy

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Theo phong thủy, nếu việc thờ cúng không tốt, vị trí bàn thờ không phù hợp sẽ ảnh hưởng xấu đến vận khí và sự may mắn của gia chủ.

1. Không đặt bàn thờ sát nhà tắm. Bởi theo quan niệm, tắm rửa là việc trút bỏ ô uế, vì vậy, nếu đặt bàn thờ cạnh nơi này sẽ làm mất đi không khí tôn nghiêm.

2. Không đặt bàn thờ ở lối đi lại. Nếu đặt ở lối đi lại ồn ào sẽ làm mất đi sự thanh tịnh của nơi thờ cúng. Như vậy, gia đình sẽ ít có may mắn và tài lộc.

3. Không đặt bàn thờ nhìn ra hướng Ngũ Quỷ: Đông Bắc, hướng Tây Nam.

4. Không đặt bàn thờ ở Tây Nam nhìn hướng Đông Bắc.

5. Không đặt bàn thờ ở Đông Bắc nhìn hướng Tây Nam.

6. Không đặt bàn thờ ở hướng Đông, Đông Nam nhìn hướng Tây.

7. Không đặt bàn thờ trên nóc tủ.

8. Không lấy gỗ đã qua sử dụng để làm bàn thờ.

nha
Không lấy gỗ đã qua sử dụng để làm bàn thờ.

9. Bàn thờ Thần và Phật có thể để chung, song không nên để bát hương sát nhau.

10. Bàn thờ tổ tiên không nên đặt ở trung tâm nhà, vì sợ hung. Tuy nhiên, bàn thờ Phật có thể đặt ở trung tâm nhà.

11. Bàn thờ tổ tiên và bàn thờ Phật không nên đặt đối nhau trong 1 gian phòng.

12. Không nên treo ảnh người quá cố cao hơn bàn thờ.

Chọn vị trí đặt bàn thờ hợp phong thủy trong nhà

Theo phong thủy, hướng tốt nhất để đặt bàn thờ là hướng đối diện cửa ra vào. Lưu ý, phía sau bàn thờ không được dựa vào cửa kính hoặc của sổ mà phải dựa vào tường vững chãi. Đặc biệt, khi đặt bàn thờ nhất thiết phải đặt ở vị trí và hướng tốt so với tuổi của gia chủ.

me
Hiện nay, vị trí của bàn thờ thường được đặt trong một phòng riêng ở tầng trên cùng của ngôi nhà.

Hiện nay, vị trí của bàn thờ thường được đặt trong một phòng riêng ở tầng trên cùng của ngôi nhà. Bởi vị trí này không chỉ tạo được không khí trang nghiêm mà còn thuận tiện cho gia chủ trong việc cúng bái, hóa vàng ngoài trời.

Theo cách xây nhà truyền thống của người Việt thì ngôi nhà thường có ba hoặc năm gian. Trong đó, gian giữa được xem là gian trung tâm của căn nhà và cũng là vị trí đặt cửa ra vào, mở cửa là nhìn thấy trời đất, âm dương hòa hợp. Bởi vậy, gian giữa cũng là gian được các gia đình đặt bàn thờ.

Dù là kiến trúc nhà truyền thống hay hiện đại thì vị trí bàn thờ bao giờ cũng phải ưu tiên đặt ở vị trí trang trọng, theo đúng phong thủy ngôi nhà và có độ cao phù hợp thể hiện sự ngưỡng vọng thành kính của mình với gia tiên.

Đối với nhà phố, nhất thiết phải đặt bàn thờ ở tầng trên cùng, tránh đặt ở tầng trệt ngay trong phòng khách vì khói hương sẽ làm ố vàng trần nhà và khách vào sẽ có cảm giác ngột ngạt, đồng thời tránh để mọi người từ ngoài cửa nhìn thấy hết bài vị, hình ảnh tổ tiên. Đặc biệt, tránh trên đầu bàn thờ là nhà vệ sinh, phòng chơi của trẻ em bởi sẽ làm mất sự tôn nghiêm, trang trọng.

Bàn thờ thuộc âm tính và mang tính chất hướng nội, bởi vậy hướng của bàn thờ nên đặt theo hướng dương tính để tạo nên sự hài hòa âm dương. Và hướng dương tính là hướng Tây Bắc, bởi hướng này tượng trưng cho mặt trời mọc.

Đồng thời, để thu hút năng lượng dương thì bàn thờ phải thắp nhang thường xuyên, đèn trên bàn thờ đảm bảo luôn bật sáng, đặc biệt, luôn luôn phải giữ sạch cho bàn thờ để thể hiện sự tôn kính của gia chủ.

Kích thước bàn thờ cúng rất quan trọng. Gia chủ nên chọn kích thước bàn thờ hợp với không gian, diện tích nơi mình sinh sống. Tránh trường hợp bàn thờ quá to trong khi căn hộ lại nhỏ hoặc căn biệt thự quá lớn lại chỉ đặt bàn thờ bé.

Vì sao kiêng chuyển nhà vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch?
Vì sao kiêng chuyển nhà vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch?
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Quan niệm cổ truyền Việt Nam cho rằng tháng 3 và tháng 7 âm lịch là hai thời điểm không nên di chuyển nhà cửa.
Theo:  khoevadep.com.vn copy link