Thuốc và đồ uống có cồn
Với những ai đang dùng thuốc trị đau đầu, các bệnh tâm lý thì việc kết hợp giữa thuốc và đồ uống có cồn đó sẽ khiến cho bạn luôn cảm thấy buồn ngủ, người cứ lừ đừ, mệt mỏi, chẳng thể tập trung vào việc học hay đơn giản là chạy xe đến lớp mỗi ngày.
Ngoài ra, với những ai đang dùng thuốc trị bệnh đau dạ dày thì việc kết hợp đồ uống chứa cồn với thuốc sẽ làm bỏng rát dạ dày, khiến bạn ngày càng tiết nhiều acid gây nên hiện tượng nóng bao tử vô cùng khó chịu.
Thuốc Aspirin và rượu
Rượu hay những đồ uống chứa nhiều cồn sau khi vào cơ thể, ethanol sẽ bị oxy-hóa ở gan biến thành acetadehyde, chất này lại một lần nữa bị oxy hóa thành axit axetic.
Trong khi ấy, aspirin lại là nhân tố ngăn ngừa quá trình oxy hóa acetaldehyde thành axit axetic, điều này không những làm tăng những cơn đau, sốt dữ dội mà còn gây tổn thương mạnh đến gan.
Thuốc Berberine và trà
Trong vòng 2 giờ sau khi uống Berberine tuyệt đối không nên uống trà. Bởi trong lá trà có chứa tannin, chất này khi vào cơ thể phân giải thành axit tannic. Loại axit này phản ứng với thành phần trong thuốc berberine làm giảm hiệu quả của thuốc.
Thuốc Ibuprofen với cà phê và coca
Nếu lạm dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm nhiễm ( NSAID) như ibuprofen thường hay kích thích niêm mạc dạ dày, gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt khi loại thuốc này gặp cocain có trong cà phê và coca, dạ dày sẽ bị kích thích tiết dịch vị axit làm tăng áp lực trên niêm mạc dạ dày gây chảy máu dạ dày, nếu nặng có thể gây thủng dạ dày.
Ngoài ra trong thời gian đang uống thuốc chữa bệnh hen nếu dùng quá nhiều caffein (hợp chất trong cà phê) có thể làm tăng các phản ứng phụ. Ngoài ra, caffein có thể có hại cho dạ dày, vì vậy khi dùng các loại thuốc chống viêm nhiễm như ibuprofen thì không nên dùng chè, coca và cà phê.
Thuốc tim mạch và nước nho ép:
Dùng nước nho ép để uống thuốc có thể làm giảm tác dụng và tăng phản ứng phụ của thuốc chữa bệnh bởi nước này có thể ức chế enzyme trong quá trình hấp thụ thuốc, ví dụ như thuốc chữa bệnh tim mạch, thuốc chống trầm cảm và thuốc chống nấm.
Thuốc kháng sinh và sữa
Canxi có trong sữa có thể làm cản trở mức hấp thu của một số loại thuốc kháng sinh.
Thuốc chống đông máu và nước dâu ép
Theo một số nghiên cứu khoa học thì khi dùng wafarin - một loại thuốc chống đông máu - nếu dùng nước dâu ép có thể tăng quá trình chảy máu.
Ngoài ra, các loại đồ uống có chứa chất xơ cũng không nên dùng với thuốc. Vì chất xơ có trong các loại đồ uống sẽ làm liên kết nhiều loại thuốc khác nhau và hậu quả làm giảm hiệu quả chữa bệnh của thuốc.