Màng trinh cách cửa âm đạo khoảng 2cm
Màng trinh phụ nữ là 1 màng mỏng nằm phía trong âm đạo, lui vào trong khoảng một đốt ngón tay, cách âm đạo từ 2-3 cm, có màu hồng nhạt. Màng trinh là màng che cửa âm đạo.
Tùy theo cấu tạo của màng trinh mà có thể bị rách dễ hay khó. Thậm chí có những màng trinh rất dày, gây khó khăn trong lần quan hệ đầu, cũng có trường hợp phải lần thứ 2, 3 màng trinh mới bị rách. Trong lần đầu tiên quan hệ, màng trinh thường bị rách ra, và chảy 1 chút máu.
Những quan niệm cho rằng thủ dâm, ngã xe đạp, ngã ngựa, thể dục thẩm mĩ... sẽ gây rách màng trinh, nhưng thực ra điều này là sai về kiến thức y khoa. Các chấn thương này thường gây chấn thương lên xương mu âm đạo, xương cụt, hay tới những cạnh mép của cửa âm đạo, nhưng không tạo nên chấn thương sâu nên không thể gây ra hiện tượng rách màng trinh.
Những chấn thương nhỏ có thể gây nên chảy máu, nhưng thường lành rất nhanh (90% sẽ liền lại sau ít hơn 2 tuần), sau đó màng trinh vẫn có dạng như chưa hề xảy ra chấn thương trước đó.
75% phụ nữ có thể bị nhiễm nấm âm đạo trong cuộc đời
Nhiễm nấm phụ khoa là bệnh rất thường gặp ở nữ giới. Phụ nữ mắc nấm đôi khi không có triệu chứng, có đến 20-50% phụ nữ khỏe mạnh khi xét nghiệm dịch âm đạo có nấm nhưng không biểu hiện thành bệnh.
Khoảng 75% phụ nữ thường bị nhiễm nấm âm đạo tại một vài thời điểm nào đó trong cuộc sống. Nhiễm nấm men cũng là một loại nhiễm trùng âm đạo và rất phổ biến, thường gặp ở chị em với các triệu chứng như ngứa, âm đạo bị sưng đỏ, dịch âm đạo nhiều, có mùi hôi...
Suy giảm hệ thống miễn dịch cơ thể cũng là một nguyên nhân gây nấm âm đạo. Những chị em thường xuyên lo âu, stress, thay đổi nội tiết... cũng có nguy cơ mắc tình trạng nhiễm nấm. Trong một số trường hợp, chẳng hạn như mang thai, bệnh tiểu đường, điều trị với một số loại thuốc (kháng sinh), hoặc uống viên thuốc ngừa thai, nhiễm nấm âm đạo có thể xảy ra.
Phòng tránh viêm nấm âm đạo, các chị em nên lưu ý:
Luôn giữ vùng kín thoáng và khô ráo. Không nên mặc quần áo và đồ lót ẩm ướt hoặc đồ lót chất liệu nylon. Tránh sử dụng dụng cụ thụt rửa âm đạo thường xuyên.
Không sử dụng kháng sinh thường xuyên hoặc kéo dài. Nếu bị bệnh tiểu đường: cố gắng giữ đường huyết ở mức bình thường.
Âm vật có gần 8.000 đầu dây thần kinh
Âm hộ, hay còn gọi là cửa mình, nằm bên phía trong thành môi nhỏ, phía dưới lỗ niệu đạo và phía trên hậu môn, là cửa dẫn vào âm đạo. Âm vật là một khối mô cứng dài khoảng 1,5 cm, có gần 8.000 đầu dây thần kinh nằm ở giữa và phía trên của âm hộ, đầu âm vật được che một phần bởi nơi hai môi nhỏ hợp lại.
Nó là bộ phận duy nhất của con người được thiết kế để nhanh đạt được những hưng phấn tình dục. Khi kích thích vào âm vật sẽ làm cho người phụ nữ nhanh đạt được khoái cảm hơn.
Kích cỡ âm hộ người, liên quan đến chiều dài và chiều rộng của cơ quan sinh dục nữ giới. Âm đạo không có kích thước cố định, tùy vào mức độ kích thích, các giai đoạn phát triển của người phụ nữ mà nó có những kích thước khác nhau. Không chỉ thế khả năng giãn nở của âm đạo rất tốt, hầu như phù hợp cho mọi dương vật.
Tử cung có thể tăng 500 lần khi mang bầu
Tử cung hay bào thai là một cơ quan sinh dục sinh dục của phụ nữ. Tử cung nằm giữa bàng quang và trực tràng có hình quả lê dốc ngược phần trên lồi to gọi là đáy tử cung, phần dưới nhỏ dài gọi là cổ tử cung. Vì có nhiệm vụ chứa và nuôi dưỡng, bảo vệ thai nhi, nên khi mang thai, tử cung của người phụ nữ có rất nhiều thay đổi, rõ rệt nhất là về kích thước.
Thông thường, tử cung có hình quả lê. Đến tháng thứ 3 của thai kì, tử cung có dạng hình cầu. Từ tháng thứ 7 trở đi, tử cung có dạng hình quả lê lộn ngược. Những tháng đầu, tử cung to dần và vượt qua khỏi khung xương chậu. Từ tháng thứ 4 chúng kéo dài đến cả vùng bụng. Tử cung đạt đến mức cao nhất vào lúc chuẩn bị sinh nở và lúc này, kích thước tử cung đã tăng rất nhiều lần so với bình thường, thậm chí có thể tăng tới 500 lần.
Có khoảng 15 loại vi khuẩn "trú ngụ" trong "vùng kín" của người phụ nữ
700 là số lượng vi khuẩn sinh sống trong khoang miệng. 12 triệu/cm2 da là số lượng vi khuẩn trú ngụ trên phạm vi tay và chân nhưng có đến 108 - 109 vi khuẩn (tương đương hàng triệu triệu con) sống trong vùng chữ "V" của nữ giới. Điểm "gỡ gạc" là chỉ có khoảng 20-30% trong số này là hại khuẩn và nấm, số còn lại là lợi khuẩn có chức năng cân bằng hệ sinh thái tại vùng nhạy cảm nhất cơ thể phụ nữ. Tuy số vi khuẩn ở đây chỉ đứng sau ruột già.
Những con số liên quan đến vi khuẩn khiến bạn "kinh ngạc" không chỉ dừng ở đó. Khi "vùng kín" không được vệ sinh sạch sẽ và đúng cách thì chỉ trong 20 phút, số lượng vi khuẩn có hại sẽ tăng lên gấp đôi so với bình thường. Nếu tình trạng này kéo dài hơn 4 tiếng, các vi khuẩn có hại còn tăng gấp 4096 lần.
"Vùng kín" của người phụ nữ vốn là nơi ẩn chứa của nhiều loại vi khuẩn, nhưng chính đặc điểm này lại tạo nên sự cân bằng môi trường bên trong âm đạo. Tuy nhiên, có khoảng 15 loại vi khuẩn "làm tổ" thường trực ở trong vùng nhạy cảm này. Sự có mặt của những vi khuẩn này tạo ra một môi trường axit ở bên trong và có ảnh hưởng đến sự sinh sản của phôi thai.