Cây sống đời - cây phỏng mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe. |
Hoa hồng
Hoa hồng có vị ngọt, tính ấm có tác dụng hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm, tiêu sưng. Người ta dùng 2-10 g hoa hãm uống hoặc tán bột uống để chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, đinh nhọt, viêm mủ da, bệnh bạch hầu lao cổ.
Bột hoa còn có tác dụng cầm máu, chữa băng huyết, đi cầu lỏng. Dùng cẩn thận trong trường hợp tiêu hóa khó khăn, không dùng cho phụ nữ có thai.
Dùng10-15 g rễ hoa hồng dạng thuốc sắc giúp chữa đòn ngã tổn thương, bạch đới, di tinh; đồng thời dùng hoa tươi và lá đắp ngoài. Lá cây còn dùng chữa bạch cầu lao. Lá, trái hồng sắc uống trị thấp khớp, nhọt, đái dầm, đái máu, tê thấp. Nụ hoa trị kinh nguyệt đau, tuần hoàn yếu, đau bao tử.
Cây thường xuân
Loại cây dây leo này phát triển mạnh trong không gian nhỏ. Nó cũng phát triển tốt ở trong phòng có cửa sổ hay nắng nhạt.
Tán lá rậm rạp của thường xuân hấp thụ rất tốt formaldehyde (còn gọi là phoóc môn), một trong những chất gây ô nhiễm không khí trong nhà phổ biến nhất, vốn được sử dụng nhiều trong các vật liệu như gỗ dán, thảm, xốp cách điện và nhựa gỗ. Các vật liệu này sẽ thải ra formaldehyde rất chậm theo thời gian. Hít thở phải formaldehyde ở nồng độ cao có thể gây ra các kích thích mắt, làm chảy nước mắt và đau đầu, nóng trong cổ họng, khó thở và bệnh ung thư.
Cây dương xỉ
Loại cây này phù hợp với giỏ treo trong nhà. Nó được coi là một trong những máy lọc không khí hiệu quả nhất, nhưng nhu cầu về độ ẩm khá cao.
Cây hoạt động đặc biệt tốt trong việc loại bỏ formaldehyde. Một số nghiên cứu cũng cho thấy nó có thể loại bỏ kim loại độc hại như thủy ngân và asen.
Sống đời
Sống đời còn gọi là cây thuốc bỏng, lạc địa sinh căn, thổ tam thất, trường sinh, tên khoa học là Kalanchoe pinnata (Lam.) Pers. Toàn thân cây có vị nhạt, chát, hơi chua, tính mát, có tác dụng giải độc, tiêu thũng, hoạt huyết chỉ thống, bạt độc sinh cơ.
Ngọn và lá sống đời non có thể thái nhỏ nấu canh ăn và dùng làm thuốc giải độc, chữa bỏng, đắp vết thương, đắp mắt đỏ sưng đau, đắp mụn nhọt và cầm máu. Do có tác dụng kháng khuẩn nên sống đời còn được dùng trị một số bệnh đường ruột và bệnh nhiễm trùng khác như viêm loét dạ dày, viêm ruột, trĩ nội, đi ngoài ra máu.
Ở Ấn Độ, người ta dùng lá cây này đắp trị bỏng, vết thương, mụn nhọt và các vết cắn đốt của côn trùng. Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng chữa ung sang thũng độc, viêm tuyến vú, đan độc, ngoại thương xuất huyết, đòn ngã, tổn thương, gãy xương, bỏng, viêm tai giữa.
Cách dùng: Lá tươi giã nát đắp hoặc vắt lấy nước bôi hàng ngày. Có thể dùng lá tươi 40 g rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước hoặc hòa với nước chín rồi lọc lấy nước cốt để uống. Ngoài ra lá tươi giã nát vắt lấy nước, nhỏ vào tai chữa được bệnh viêm tai giữa cấp tính. Cũng nước lá tươi, thêm rượu và đường uống chữa bị ngã, bị thương thổ huyết.
Tại sao mỗi gia đình dù đất ít tới đâu cũng nên trồng cây sả? (Sức khỏe) - (Phunutoday) - Cây sả mang tới rất nhiều lợi ích cho cơ thể, mọi nhà hãy biết để tận dụng. |