Những lưu ý khi đặt gà cúng trên ban thờ tránh mất lộc mà nhiều người chưa biết

06:24, Thứ ba 21/05/2024

( PHUNUTODAY ) - Gà cúng là món cúng phẩm quan trọng và phổ biến trong đời sống tâm linh người Việt nhưng dâng cúng gà thế nào cho đúng thì nhiều người còn chưa rõ.

Trong lễ vật dâng cúng, gà cúng có vị trí vai trò rất quan trọng. Gà là biểu tượng cho sự kết nối giữa con người và thần linh, tổ tiên. Dâng gà cúng cũng như khi thắp nén hương lên là tạo ra cầu nối để lời khấn nguyện tới với thế giới bên kia. Bởi vậy những ngày lễ quan trọng thường không thể thiếu gà trong mâm cúng.

Thế nhưng có người cúng quanh năm vẫn chưa biết làm đúng khi dâng gà cúng.

Gà cúng nên đặt nguyên con hay chặt ra đĩa thì tùy theo điều kiện và ý nghĩa khi cúng. Khi đặt nguyên con nên hướng đầu gà về phía bát hương

Gà cúng nên đặt nguyên con hay chặt ra đĩa thì tùy theo điều kiện và ý nghĩa khi cúng. Khi đặt nguyên con nên hướng đầu gà về phía bát hương

Gà cúng nên đặt quay ra hay quay vào?

Khi đặt gà lên ban thờ hoặc trong mâm cúng, nhiều người không biết đặt gà quay đầu ra hay quay đầu vào mới đúng. Theo quan niệm văn hóa tâm linh, gà thì phải chầu về thần linh, tổ tiên. Thế nên khi dâng cúng thì cần cho đầu gà hướng vào bát hương tư thế gà chầu. Hướng gà quay vào bát hương để thể hiện sự kết nối với tổ tiên, sự tôn kính tổ tiên và thần linh. Do đó khi đặt gà ở ban thờ gia tiên hay thần tài thì nên hướng đầu gà vào phía bát hương, thân sau quay chéo hoặc quay ra ngoài.

Tuy nhiên khi dâng cúng ngoài trời, đực biệt lễ giao thừa thì quay đều gà hướng về phía mặt trời mọc để gọi mặt trời lên mang lại may mắn, ánh sáng.

Khi đặt gà cúng trên ban thờ nên chú ý đặt đủ cả nội tạng thể hiện sự trọn vẹn đủ đầy

Khi đặt gà cúng trên ban thờ nên chú ý đặt đủ cả nội tạng thể hiện sự trọn vẹn đủ đầy

Cúng gà có cần giữ cả bộ nội tạng?

Nhiều người khi làm gà cúng sẽ giữ đủ bộ nội tạng nhưng nhiều người khi lại chỉ luộc gà còn bỏ đi phần nội tạng. Theo ý nghĩa tâm linh thì khi dâng cúng cả con, bạn nên giữ cả bộ nội tạng gồm lòng mề, tiết, tim, cật trứng (nếu là gà mái), hai hạt cà (nếu là gà trống). Việc giữ lại nội tạng để thể hiện sự trọn vẹn trong món đồ cúng, không bị thiếu xót, thể hiện sự đủ đầy sung túc và trang nghiêm.

Cúng gà mái có phạm đại kỵ không?

Thông thường chúng ta thấy gà trống và trống tơ sẽ được dâng cúng nhiều hơn. Trong văn hóa Á Đông, gà trống được chuộng hơn có lẽ cũng vì quan niệm trọng nam thời xa xưa. Hơn nữa đặc tính gà trống oai vệ nên trông uy nghi hơn gà mái. Tuy nhiên ngày nay thì trong những tuần rằm thông thường việc cúng gà mái cũng hay gặp. Trong một số dịp đặc biệt như cúng cầu con, thì gà mái với buồng trứng là biểu trưng không thể thiếu cho sự sinh nở, sinh sôi phát triển. 

Gà cúng có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa tâm linh

Gà cúng có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa tâm linh

Cúng gà nguyên con hay chặt gà ra đĩa?

Thời nay thì thường thấy cúng gà nguyên con thể hiện sự trọn vẹn, nguyên vẹn. Gà nguyên con đặt trên mâm cúng thể hiện sự cất tiếng gáy. Đó là biểu trưng đặc biệt cho món cúng phẩm này. Còn nếu chặt gà ra đĩa thì mang ý nghĩa là một món ăn. 

Cách chọn gà cúng đảm bảo gà ngon

Gà cúng muốn chọn được gà ngon, đảm bảo món cúng phẩm trang trọng và ngon để dâng cúng tổ tiên thì nên lưu ý:

- Nên chọn con gà trống với cân nặng vừa phải, tầm 1kg-1,5kg sau khi thịt sẽ phù hợp với ban thờ và mâm cúng.

- Không nên chọn gà quá to,cựa quá dài

- Khi quan sát chọn gà cần chú ý chọn gà lông mượt, mắt nhanh nhẹn, dáng nhanh nhẹn, mỏ không chảy nước. 

- Khi làm lông gà cúng không nên cắt rời chân và nên uốn chân vào trong và mổ moi tránh mổ phanh. Cát tiết gà cần nhớ cắt dứt khoát để tiết ra nhiều thì da gà sẽ không bị thâm đen. 

*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: An Nhiên
Từ khóa: thịt gà trống