Những mối nguy hại từ caffein

06:36, Thứ sáu 22/11/2013

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Sử dụng cà phê trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe vì những tác dụng không mong muốn. Caffein chứa trong cà phê có tác dụng trên hệ thần kinh trung ương và cả hoạt động của hệ thống tim mạch. Vì vậy, có một số người khi uống cà phê sẽ bị tim đập nhanh, nhức đầu, run tay, cảm thấy bất an.

Thay đổi tâm trạng

Một trong những mối nguy hiểm ít được biết đến của caffein là có thể làm thay đổi tâm trạng của bạn. Một khi cơ thể bạn đã làm quen với một số lượng caffein nhất định mỗi ngày, nó sẽ thường xuyên cần lượng caffein đó để ngăn chặn những cảm giác khó chịu và thay đổi tâm trạng. Sự thiếu hụt caffein có thể dẫn đến tâm trạng lo âu, trầm cảm và dễ bị kích thích.

Cafe

Có thể gây nghiện

Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Johns Hopkins, cà phê chỉ cung cấp cho bạn một sự tăng năng lượng nhanh chóng trong não bộ. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khả năng cải thiện hiệu suất làm việc nhờ caffeine không thể tồn tại nếu thiếu triệu chứng vật vã do thiếu cà phê.

Về bản chất, caffeine làm giảm hoạt động nhận thức của bạn và có tác động tiêu cực đến tâm trạng của bạn. Cách duy nhất để có được trở lại bình thường là uống caffeine, và khi bạn uống nó, bạn cảm thấy như nó đưa bạn lên một tầm cao mới. Trong thực tế, caffeine chỉ giúp hiệu suất làm việc của bạn trở lại bình thường trong một thời gian ngắn.

Nếu bị nghiện caffein, cơ thể bạn bắt đầu bị phụ thuộc vào nó, bạn sẽ gặp những triệu chứng cai thuốc như đau đầu, giống như cúm, mệt mỏi, giảm động lực. Đôi khi chúng ta nói đùa rằng không thể làm việc vì không có cà phê. Nhưng sự thật là cà phê có thể tác động đến hệ thần kinh trung ương - chịu trách nhiệm đến việc gửi và nhận thông tin từ khắp nơi trên cơ thể.

cafe

Ảnh minh họa

Hội chứng tiền kinh nguyệt trầm trọng hơn

Một tác dụng phụ của caffein ít được biết đến đó là làm trầm trọng thêm các hội chứng tiền kinh nguyệt. Dùng đồ uống chứa caffein trong thời gian đó có thể khiến chúng ta cảm thấy tồi tệ hơn, theo một nghiên cứu được thực hiện bởi trường Đại học bang Oregon. 

Đau bụng, đau dạ dầy

Bạn từng uống cà phê, hoặc có thể là soda, và sau đó bạn bị đau bụng? Có thể bạn không để ý, nhưng có một mối liên quan giữa caffein và đau bụng. Như trên đã nêu, caffein có thể gây khó chịu ở dạ dày. Nếu bạn nhạy cảm hoặc dị ứng với caffein cũng như cà phê, uống đồ uống chứa chất này có thể dẫn đến đau dạ dày. Nếu bạn đã bị đau dạ dày, hãy tránh xa cà phê.

Nghiện caffein gây ra chứng ợ nóng. Theo Cơ quan thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA), caffein có thể tăng tiết axit dạ dày, Làm dẫn đến chứng ợ nóng và bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Tăng nguy cơ loãng xương

Một tác dụng phụ nữa của caffeine mà bạn cần nhận thức được đó là ức chế sự hấp thụ vitamin và khoáng chất. Caffein ức chế lượng canxi hấp thụ vào cơ thể, cũng như kích thích bài tiết vitamin qua nước tiểu và phân. Ngoài ra, các vitamin nhóm B tan trong nước có thể bị ức chế hấp thụ do mất nước. Caffein cũng ảnh hưởng đến sự hấp thụ vitamin D, kẽm, đồng, sắt.

Theo nghiên cứu của Đại học bang Oregon, để chống lại điều này, hãy chắc chắn rằng bạn nhận được đủ vitamin D và canxi khi đang uống cà phê.

Rối loạn giấc ngủ

Hiện tượng này xảy ra ở mỗi người là không giống nhau, tùy thuộc vào khả năng dung nạp caffeine. Trung bình caffeine phát huy hết tác dụng trong khoảng 6 tiếng rưỡi và mất 24 tiếng để đào thải hết ra khỏi cơ thể. Vì vậy, uống cà phê ngay trước khi đi ngủ chắc chắn sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ, nhất là giai đoạn ngủ "động mắt nhanh" (REM sleep).

Mặc dù cà phê giúp chúng ta tạm thời cảm thấy tỉnh táo hơn, nhưng giấc ngủ là quan trọng với sức khỏe và hạnh phúc. Một số vấn đề về sức khỏe sẽ có thể xảy ra nếu không có những giấc ngủ điều độ và thích hợp như trầm cảm và thay đổi tâm trạng.
Các nhà nghiên cứu phát hiện caffein có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng tiền kinh nguyệt từ 2 đến 7 lần ở những người uống từ 2 cốc cà phê trở lên mỗi ngày. Caffein cũng có thể ảnh hưởng đến lượng adrenaline và cortisol, làm tăng lượng đường trong máu, thậm chí làm tức ngực.
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Phạm Văn Dự