Những món không thể thiếu trong mâm cỗ cúng Rằm tháng 7

09:46, Thứ năm 11/08/2022

( PHUNUTODAY ) - Năm nay, Rằm tháng 7 âm lịch diễn ra vào thứ Sáu ngày 12/08/2022 Dương lịch.

Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm là dịp lễ đặc biệt đối với người Việt. Lễ này trùng với ngày Xá tội vong nhân và cũng là dịp lễ Vu Lan báo hiếu.

Cúng Rằm tháng 7 có thể thực hiện trước 12h ngày 15/7 âm lịch tùy theo sự sắp xếp của gia chủ. Riêng đối với mâm cúng chúng sinh, gia chủ sẽ phải thực hiện vào ngày Xá tội vong nhân tức là nên làm vào chiều tối ngày Rằm tháng 7 âm lịch.

Ngoài ra, nên cúng Rằm tháng 7 ở chùa (hoặc nơi thờ Phật trước) rồi mới cúng gia tiên. Mâm cúng Rằm tháng 7 có một số chú ý nhất định. Gia đình có bàn thờ Phật thì phải dâng cúng Phật riêng, cúng gia tiên riêng.

Mâm cúng Phật Rằm tháng 7

mam-cung-ram-thang-7-01

Đối với những gia đình theo đạo Phật, Rằm tháng 7 là dịp lễ vô cùng quan trọng. Theo giáo lý của nhà Phật, không cần phải mâm cao cỗ đầy, làm lễ cần chú ý đến lòng thành của mỗi người.

Lễ cúng Phật được đặt ở nơi cao nhất trên bàn thờ. Cỗ cúng Phật thường là đồ chay, ngũ quả, nước lọc.

Khi làm lễ cúng nên đọc bài kinh Vu Lan để hồi tưởng công đức của người thân.

Mâm cúng thần linh và gia tiên Rằm tháng 7 âm lịch

mam-cung-ram-thang-7-02

Mâm cúng gia tiên thường là cỗ mặn, có đầy đủ các món tượng trưng cho ngũ hành, thể hiện lòng thành kính của con cháu với tổ tiện.

Gia chủ có thể chuẩn bị mâm cỗ cúng tùy theo điều kiện của gia đình.

Mâm lễ mặn của người Việt thường sẽ có một con gà trống luộc; đĩa đôi đơm đầy (xôi gấc, xôi đỗ đều được); canh măng, canh miến, canh mọc...; một đĩa xào; nem; giò/chả... Tùy theo điều kiện và thực phẩm theo mùa, gia chủ có thể chuẩn bị sao cho hợp lý.

Ngoài ra, gia chủ cần chuẩn bị hoa tươi, quả ngọ, một số loại vàng mã, hương, rượu, nước lọc...

Tùy theo gia đình, mâm cỗ cúng thần linh, gia tiên Rằm tháng 7 có thể làm cỗ chay hoặc cổ mặn đều được.

Lưu ý, nên cúng Phật và gia tiên vào buổi sáng.

Mâm cúng chúng sinh

mam-cung-ram-thang-7-03

Lễ cúng chúng sinh (cúng cô hồn) thường được thực hiện vào buổi chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7 âm lịch. Theo quan niệm dân gian, đây là thời điểm vong linh trên đường trở về địa ngực nên làm lễ cúng là chuẩn nhất. Mọi việc lễ cúng cô hồn đều phải được hoàn tất vào ngày 15/7 âm lịch.

Mâm cúng chúng sinh cần có các lễ vật như sau:

Muối và gạo (được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bống phương tám hướng sau khi cúng xong);

Cháo trắng nấu loãng (12 bát);

Hoa quả tươi (5 loại, 5 màu tượng trưng cho ngũ hành);

12 cục đường thẻ;

3 ly nước, 3 cây nhang , 2 ngọn nến nhỏ.....

Theo truyền thống xưa, các gia đình còn mua quần áo chúng sinh bằng giấy nhiều màu để làm lễ. Tuy nhiên, nhiều năm gần đây, Giáo hội Phật giáo Việt Nam khuyến cáo không nên đốt vàng mã, tránh lão phí nên các gia đình có thể cân nhắc việc này.

Lưu ý, lễ cúng cô hồn không sử dụng xôi, gà và thịt lớn. Chỉ cúng cô hồn bằng các món chay, không cúng đồ mặn do quan niệm sử dụng đồ mặn dễ khơi gợi các tật xấu của con người (tham, sân, si).

Bày lễ cúng ngoài trời hoặc trước cửa chính. Gia chủ đọc bài văn khấn hoặc khấn nôm theo tâm nguyện. Sau khi hoàn thành lễ, gạo và muối được rải ra sân, dường. Vàng mã (nếu có) cũng được hóa luôn.

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

chia sẻ bài viết
Theo:  xevathethao.vn copy link
Tác giả: Thanh Huyền