Trứng được coi là loại thực phẩm lý tưởng bởi trứng rất giàu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như: protein, chất béo, các axit béo không bão hoà… Tuy nhiên có một số người không nên ăn trứng.
Người bị tiểu đường
Kết quả thể hiện rõ, số bệnh nhân tiểu đường týp 2 (thường xuất hiện ở người trưởng thành) nếu thường xuyên ăn hơn 2 quả trứng mỗi tuần thì bệnh tình sẽ ngày càng tồi tệ và nghiêm trọng hơn. Mức nguy hiểm đó có thể tăng lên 60% so với mức bình thường ở nam giới trong khi ở phụ nữ là 77%. Tuy nhiên, nếu ăn 1 quả/tuần thì không có ảnh hưởng gì. Chính vì vậy phải bệnh nhân tiểu đường týp 2 phải hạn chế trứng.
Trứng chứa nhiều chất béo omega-3, là nguồn cung cấp vitamin, protein và nhiều dưỡng chất khác có lợi cho sức khỏe và vẻ đẹp nhưng chúng cũng chứa rất nhiều cholesterol và chất béo bão hòa - 2 “thủ phạm” gây kích thích tiểu đường týp 2 nhất.
Người vừa ốm dậy
Khi vừa ốm dậy, người bệnh sức đề kháng yếu không nên ăn trứng tươi, luộc chưa chín hoặc đập vào cháo nóng, nước nóng. Vì trên bề mặt vỏ trứng có nhiều lỗ nhỏ li ti nên không khí và vi khuẩn có thể xâm nhập, thậm chí có thể nhiễm vi khuẩn salmonella trong lòng đỏ trứng.
Sản phụ vừa sinh
Trong vài giờ sau khi sinh, các sản phụ không nên ăn trứng bởi sau quá trình sinh nở làm cơ thể mệt mỏi vì mất nhiều mồ hôi, cơ thể đang trong giai đoạn thiếu nước. Khả năng tiêu hoá của cơ thể trong giai đoạn này cũng giảm đi rõ rệt. Các thành phần protein và chất béo trong trứng gây khó tiêu, đầy bụng cho các sản phụ.
Do vậy, chỉ nên ăn trứng sau khi sinh từ 1,2 ngày và chỉ nên ăn từ 2-3 quả/ ngày để đảm bảo khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể.
Bệnh nhân viêm gan
Thành phần cholesterol và các axit béo có trong lòng đỏ trứng gà sẽ càng làm tăng gánh nặng cho gan, gây cản trở quá trình điều trị và phục hồi gan.
Do vậy, khi ăn trứng, bệnh nhân viêm gan không nên ăn phần lòng đỏ.
Những người quá mẫn cảm với protein
Một số người sau khi ăn trứng có thể xuất hiện các triệu chứng dị ứng như: đau ấm ách ở dạ dày, phát ban.
Thành phần protein trong trứng có tính kháng nguyên. Chất này đặc biệt nhạy cảm với bề mặt lớp niêm trong dạ dày nên có thể gây ra một số phản ứng như: đau bụng, tiêu chảy, phát ban và các triệu chứng dị ứng khác. Do vậy, những người quá mẫn cảm với protein không nên ăn nhiều trứng.
Quy tắc an toàn khi ăn trứng
Vỏ trứng là nơi vi khuẩn salmonela - loại vi khuẩn gây độc cho thức ăn - có thể trú ngụ và sinh sôi. Thực phẩm nhiễm độc khuẩn salmonela vào cơ thể có thể gây ngộ độc hoặc là mầm mống của nhiều loại bệnh. Vì thế, trứng cần được cất giữ và sử dụng đúng cách an toàn:
- Giữ trứng trong tủ lạnh suốt trong thời gian từ lúc mới lấy ở trang trại ra cho đến khi đưa vào chế biến.
- Nấu trứng ở nhiệt độ thích hợp cho đến khi lòng đỏ cứng lại.
- Những loại thực phẩm nấu chung với trứng cần được nấu cho đến chín.
- Hỗn hợp trứng và các loại thực phẩm khác sau khi nấu chín cần được giữ ở nhiệt độ lạnh thích hợp cho đến khi ăn.
- Luôn bảo đảm mua loại trứng đã được diệt khuẩn, kiểm dịch.