Những người dễ mắc bệnh ung thư tinh hoàn cao

19:34, Thứ hai 01/09/2014

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Đối tượng nam giới cao từ 1,75 m trở lên có nguy cơ mắc căn bệnh ung thư tinh hoàn cao hơn 13% so với những người có chiều cao khiêm tốn.

Ung thư tinh hoàn là một căn bệnh khá hiếm gặp, chỉ chiếm 1% trong số các căn bệnh ung thư ở nam giới. Và tỷ lệ thành công trong chữa trị căn bệnh này so với các bệnh khác là cao nhất, với 98% ca mắc bệnh có thể sống tiếp ít nhất 10 năm sau đó.

Triệu chứng 

Sức khỏe, đàn ông, ung thư, ung thư tinh hoàn, trị bệnh, chữa bệnh, thuốc lá, hút thuốc lá, nam giới, bệnh ở nam giới, tài xế, nghề nghiệp
Những người dễ mắc bệnh ung thư tinh hoàn cao.

Có u nhỏ không đau ở vùng tinh hoàn, tinh hoàn to hơn bình thường, đau bên trong tinh hoàn, ngực và núm vú nam giới to hơn bình thường, có cảm giác nằng nặng ở bìu, gai sốt và hơi đau ở vú,… 

Nếu được phát hiện sớm thì đối với thể ung thư tinh hoàn thường gặp nhất là ung thư tuyến tinh và tỷ lệ chữa khỏi có thể gần 100%. Tuy nhiên nếu không được điều trị sớm, các tế bào ung thư có thể lan rộng ra các cơ quan gần đó vì thế việc phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường rất quan trọng.

Cách tự kiểm tra để phát hiện ung thư sớm:

- Kiểm tra vùng tinh hoàn ngay sau khi tắm bằng nước ấm, nước ấm làm giãn bìu, da vùng bìu đang mềm giúp dễ phát hiện bất thường ở tinh hoàn. Đặc biệt chú ý đến kích cỡ, độ lớn của tinh hoàn. Tinh hoàn bình thường của người trưởng thành chỉ to bằng ngón tay cái của người đó, không đau, mặt nhẵn.

- Dùng 2 tay nhẹ nhàng đưa đi đưa lại các viên tinh hoàn. Kiểm tra xem có u bướu gì bất thường không. Sờ nắn nhẹ tinh hoàn xem có thấy đau, có u nhỏ hay không nhẵn thì nên đi khám. Nên cảnh giác với những cục nhỏ dưới da như mụn cơm trước hoặc dọc theo tinh hoàn.

- Nếu tinh hoàn bị sưng, có u cục cứng dù nhỏ cũng cần được thầy thuốc chuyên khoa tiết niệu và sinh dục khám. Nếu chẩn đoán xác định ung thư tinh hoàn, tùy mức độ bệnh các bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp. 

Cách điều trị thông thường là phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn bị bệnh, hóa trị để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại, để lại tinh hoàn lành, do đó vẫn đảm bảo khả năng tình dục và sinh sản.

Những thói quen gây bệnh

Nam giới hay mặc quần chật, bó sát

Nói về tác động của phong cách ăn vận này, phó giáo sư Guy Toner đến từ Trung tâm Ung thư Peter MacCallum (Australia) cho biết: Trong bộ phận nhạy cảm của nam giới, bìu là một túi nhỏ chứa hai tinh hoàn và luôn giữ chúng ở nhiệt độ thấp hơn khoảng 2,5 độ C so với thân nhiệt trung tâm. Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, các cơ xung quanh bìu sẽ giãn ra và tinh hoàn được kéo xa khỏi cái nóng của cơ thể.

Việc thường xuyên mặc quần chật khiến nhiệt độ của “túi hạt” cao hơn bình thường, cơ quan sinh dục bị ép chật, gây bí hơi, không có lợi cho sự sinh tồn của “tinh binh” và sức khỏe tinh hoàn; gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn ở nam giới.

Người nghiện thuốc lá

Sức khỏe, đàn ông, ung thư, ung thư tinh hoàn, trị bệnh, chữa bệnh, thuốc lá, hút thuốc lá, nam giới, bệnh ở nam giới, tài xế, nghề nghiệp
Khói thuốc chứa khoảng 4.000 hoá chất khác nhau, trong đó có 69 chất độc hại gây ung thư.

Khói thuốc chứa khoảng 4.000 hoá chất khác nhau, trong đó có 69 chất độc hại gây ung thư. Không chỉ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư, nghiện thuốc lá còn tác động làm giảm từ 8 – 23 năm tuổi thọ.

Nam giới ở độ tuổi 20 - 45

Ung thư tinh hoàn thường tấn công nam giới ở độ tuổi từ 20 đến 45 hơn là khi còn trẻ hoặc quá già. Tuy nhiên đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra được lời giải chính xác cho hiện tượng này.

Tài xế

Với những tài xế lái xe đường dài, nhiệt độ quá nóng ở khu vực này kết hợp với việc thường xuyên phải làm ca đêm, ngồi nhiều có thể là yếu tố gây bệnh.

Nam giới cao lớn

Đối tượng nam giới cao từ 1,75 m trở lên có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn 13% so với những người có chiều cao khiêm tốn.

Các nhà khoa học cho rằng, các yếu tố khác như tiền sử gia đình, thừa hưởng gene lỗi chiếm tới 20% nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, các yếu tố như lịch sử y học, tính chất sắc tộ, tuổi tác và bệnh tinh hoàn không tụt vào trong... cũng được nhắc đến.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link