Khi vừa mới chào đón một thiên thần nhỏ ra đời, có người mẹ nào mà không muốn bế bồng, ôm hôn, quấn quýt với con mãi không rời? Thế nhưng, trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch kém, sức đề kháng yếu rất dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn, vi –rút. Trong một số trường hợp dưới đây, dù các mẹ có “thèm con” đến mấy cũng tuyệt đối không nên âu yếm con mình để không xảy ra những vụ lây nhiễm, mắc bệnh đáng tiếc:
Mẹ trang điểm
Bộ Y tế Hoa Kì đã cảnh báo nhiều trường hợp trẻ sơ sinh nhiễm độc chì vì liếm lớp phấn trên gương mặt mẹ. Bất kể loại mỹ phẩm nào, dù là son môi, phấn phủ, phấn nền hay kẻ mắt thì cũng đều ít nhiều chứa chì, thủy ngân hoặc một số hóa chất độc hại khác.
Bộ Y tế Hoa Kì đã cảnh báo nhiều trường hợp trẻ sơ sinh nhiễm độc chì vì liếm lớp phấn trên gương mặt mẹ. |
Thông qua nụ hôn của mẹ, các chất độc hại này có khả năng xâm nhập vào cơ thể trẻ sơ sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của bé.
Mẹ bị bệnh ngoài da
Tháng 9/2015, cộng đồng mạng từng xôn xao vì trường hợp của bé sơ sinh Claire Henderson – con gái chị Brooke suýt bị tử vong do thói quen hôn miệng con của mẹ. Cô bé Claire Henderson đã phải nằm viện năm ngày với những vết lở khủng khiếp xung quanh mép và trên miệng do nhiễm virus herpes. Rất may là bé đã sống sót do được phát hiện kịp thời. Bà mẹ trẻ sau đó đã viết trên trang cá nhân Facebook của mình lời khuyên cho những gia đình có trẻ sơ sinh KHÔNG để cho bất cứ ai hôn miệng của bé, ngay cả khi miệng họ không có vết lở loét bởi 85% dân số có thể mang virus herpes.
Sự việc này đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo về thói quen hôn miệng trẻ sơ sinh. Dù chỉ bị nổi mẩn, mụn nhọt hay một số bệnh về viêm da khác thì trong trường hợp này mẹ cũng không nên ôm hôn bé.
Mẹ bị đau mắt đỏ
Bằng việc âu yếm, ôm ấp con, mẹ sẽ vô tình lây truyền vi khuẩn, vi rút trong ghèn mắt sang cho con. Vì thế, khi bị đau mắt đỏ, mẹ nên hạn chế tiếp xúc với bé. Bên cạnh đó, mẹ cũng tuyệt đối không dùng chung đồ như chăn gối, khăn rửa mặt,… với bé để tránh lây bệnh.
Mẹ bị cảm cúm
Sức đề kháng của trẻ nhỏ vô cùng non yếu nên trẻ là đối tượng rất dễ bị các loại vi khuẩn, vi rút tấn công. Khi mẹ bị cúm, nếu tiếp xúc và ôm hôn trẻ thì nguy cơ lây vi rút cúm cho con cực kì cao. Nguy hiểm hơn, trong một số trường hợp trẻ còn có thể bị viêm cơ tim hoặc viêm não.
Mẹ bị tiêu chảy
Virus rota gây nên bệnh tiêu chảy chủ yếu lây truyền qua đường phân - miệng, ngoài ra vi rút có thể lây qua đường hô hấp. Do đó, mẹ bị tiêu chảy cần tránh tiếp xúc, ôm hôn bé vì vi khuẩn sẽ đi theo đường khoang miệng đi vào cơ thể gây bệnh tiêu chảy cho bé.
Mẹ bị quai bị
Căn bệnh quai bị cũng lây truyền qua đường hô hấp thông qua nước bọt hoặc dịch mũi và tốc độ lây lan là cực kì nhanh. Do đó, mẹ tuyệt đối không được ôm hôn con khi đang bị quai bị.
Mẹ mắc các bệnh về đường hô hấp
Chủ yếu những bệnh này lây lan qua đường thở nên để tránh vô tình tạo điều kiện cho vi rút tấn công, xâm nhập cơ thể yếu ớt của trẻ sơ sinh, mẹ không được ôm hôn bé khi mắc những bệnh này.
Mẹ bị bệnh răng miệng
Nếu mẹ mắc bệnh răng miệng như sâu răng, viêm chân răng, viêm lợi… thì tuyệt đối không nên hôn trẻ. Bởi khi mắc các bệnh này, trong miệng sẽ có rất nhiều vi khuẩn gây bệnh. Khi hôn trực tiếp lên môi trẻ sẽ vô tình truyền vi khuẩn gây bệnh sang cho trẻ.
Mẹ bị viêm loét dạ dày
Bệnh viêm loét dạ dày là do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) gây ra. Các chuyên gia cho biết có rất nhiều đường lây nhiễm vi khuẩn HP.
- Thứ nhất là qua đường "miệng - miệng": Khoang miệng có thể được xem là nguồn lây nhiễm cũng như tái nhiễm HP.
- Thứ hai là lây nhiễm HP qua đường "dạ dày - miệng": Hiện tượng trào ngược dạ dày - thực quản có thể đưa vi khuẩn từ dạ dày lên miệng, và HP bám vào các mảng cao răng gây lây nhiễm. Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm cao nhất vẫn là do cách ăn uống chung trong gia đình có người nhiễm HP.
Từ những con đường lây lan trên, nếu mẹ bị nhiễm bệnh vô tình hôn môi trẻ hay dùng chung đồ với trẻ thì sẽ rất dễ khiến trẻ mắc bệnh.
Những lưu ý bố mẹ cần tránh khi cắt tóc máu cho bé (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Cắt tóc máu không những không giúp tóc bé nhanh mọc lại mà còn làm mất chức năng bảo vệ thóp của bé. |