Giải thưởng mà Nghệ sĩ cải lương Ngọc Giàu nhận được:
- Năm 1960, bà nhận giải thưởng Thanh Tâm (vai Điêu Thuyền)
- Năm 1979, khi mới 34 tuổi, bà đã được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.
- Năm 1995, bà được trao Giải thưởng Mai Vàng lần thứ 1.
- Năm 2003 bà đoạt giải thưởng Diễn viên được yêu thích nhất trong Gala cười 2003.
- Năm 2012, bà được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân ở lần xét thứ 7 - năm 2011.
Xuất thân từ một miền quê nghèo khó. Nhờ có giọng hát trời phú nên tuồng hát nào bà cũng được tham gia hát một câu vọng cổ, hoặc những vai diễn có sự xuất hiện rất ít trên sân khấu. Ở đoàn hát Kim Phụng được một thời gian, Ngọc Giàu cùng anh trai được giới thiệu vào Đoàn Sơn Đông. Cuộc đời gắn liền với những câu hát của bà bắt đầu từ đây.
12 tuổi, bà được nhận vào gánh hát Mai Lan Phương - Ngọc Chiểu và chỉ làm tỳ nữ, rồi ngâm thơ hậu trường. Đến khi về đoàn Ngọc Kiều của Hoàng Kinh - Ngọc Đáng thì được đóng những vai đào nhì, sau 2 tháng được nâng lên đào chính. Một lần cùng đoàn đi diễn ở Quảng Ngãi, đoàn Ngọc Kiều diễn vở Đôi mắt giai nhân. Trong số khán giả đến xem đêm diễn ấy có bà bầu của đoàn Kim Chưởng nên bà đã được mời về làm diễn viên của đoàn Kim Chưởng. Cuộc đời của bà cũng bước sang một trang mới từ đây.
Từ những thành công trong những vai diễn ở đoàn Kim chưởng. Năm 1958, về đến Sài Gòn, Ngọc Giàu được chủ rạp hát Hưng Đạo mời dự lễ khai trương, đồng thời tham gia vai đào chính trong vở Hai cánh én đầu xuân, đóng cặp cùng nam diễn viên tài danh Minh Chí.
Với vai Điêu Thuyền, bà được trao giải Thanh Tâm vào đầu năm 1960. Năm 1967, bà lại vinh dự đón nhận giải thưởng Thanh Tâm.
Đã thử qua rất nhiều vai diễn. Từ đào mùi, đào mụ, đào lẳng, đào võ, đến những vai giả lão, giả trai, con nít, bà già, người điên… Ngọc Giàu đã thể hiện được năng lực vượt trội, lỗi diễn xuất có thần, câu hát ngọn lim. Cống hiến hết tài năng cho sân khấu, cho khán giả.
Tiểu sử của nghệ sĩ cải lương Ngọc Giàu tên khai sinh là Phong Thị Ngọc Giàu sinh ngày 13 tháng 7 năm 1945 là một Nghệ sĩ Nhân dân Việt Nam. Bà sinh ra trong một gia đình lao động nghèo ở Thủ Thiêm (quận 12, thành phố Hồ Chí Minh). Ký ức tuổi thơ của nghệ sĩ Ngọc Giàu là những chuỗi ngày bần hàn, cơ cực nhưng bà lại rất mê ca hát.
Những thành công của bà trở thành điểm ngưỡng mộ của biết bao thế hệ kế nghiệp về sau. Tên tuổi của bà gắn liền với vai: Bà mẹ điên trong “Bông hồng cài áo”, Dương Vân Nga trong “Thái Hậu Dương Vân Nga”; Nhung trong “Tướng cướp Bạch Hải Đường”; Năm trong “Tình yêu và lời đáp”; Thi Lộ trong “Rạng ngọc Côn Sơn”; Bà Hương trong “Đời cô Lựu”…
Bà cũng có cuộc sống gia đình lận đận, đã qua hai lần đò. Lần thứ 2, ông là nhạc công trong Nhà hát Trần Hữu Trang, hai ông bà có con gái qua Mỹ du học và lập gia đình luôn bên đó. Hiện hai ông bà sống cùng với nhau trong một ngôi nhà nhỏ.
Tuổi đời đã qua 70, tuổi nghề cũng có 40 năm gắn bó với nghệ thuật, nghệ sĩ Ngọc Giàu đã có hơn 100 vai diễn trên sân khấu cải lương, khoảng 50 vở kịch, hàng chục phim truyện nhựa, video, tấu hài.