Gan là một bộ phận cực kỳ quan trọng của cơ thể con người vì chức năng chính của nó là đào thải độc tố. Tuy nhiên, do phải làm việc mệt mỏi nên gan dễ bị tổn thương. Ngày nay, các bệnh về gan như xơ gan, viêm gan và K gan ngày càng phổ biến.
Không chỉ uống rượu hay các chất kích thích, một số thói quen xấu khác cũng có thể gây tổn thương cho gan. Một ví dụ mới đây là câu chuyện của cô giáo trẻ Xiao Liu, 29 tuổi, làm chủ nhiệm lớp và thường xuyên thức khuya và làm thêm giờ trong nhiều năm. Thói quen này đã khiến cô mắc bệnh K gan giai đoạn cuối và không thể được phẫu thuật. Sau một thời gian hóa trị, cô đã qua đời khi mới 29 tuổi.
Nguyên nhân vì sao Xiao Liu không uống rượu bia mà vẫn mắc bệnh?
Bác sĩ trực tiếp điều trị của cô nói rằng, dù cô không uống rượu bia nhưng lại phạm phải 2 thói quen rất xấu là: Thức khuya và liên tục có cảm xúc tiêu cực.
Thứ nhất: Thức khuya trong thời gian dài
Thức khuya trong thời gian dài không chỉ dẫn đến thiếu ngủ mà còn ảnh hưởng đến quá trình tự phục hồi của gan vào ban đêm. Bác sĩ nói: Từ 23h đến 1h sáng là thời điểm gan bắt đầu lọc, đào thải các độc tố trong cơ thể. Từ 1-3h sáng bạn cần ngủ sâu để gan có thể thanh lọc tốt nhất.
Khoảng 3-5h sáng, gan sẽ hoàn thành quá trình thanh lọc và nghỉ ngơi, 5-7h sáng là thời điểm vàng để thức dậy, vệ sinh cá nhân để cơ thể đào thải độc tố ra ngoài. Việc bạn thức quá khuya gây ảnh hưởng đến quá trình thải độc, nghỉ ngơi của gan. Theo thời gian, các tế bào gan bị tổn thương, cuối cùng khiến gan suy yếu, sinh bệnh nặng.
Thứ hai: Thường xuyên tức giận, stress
Nghiên cứu cho thấy, khi cơ thể liên tục stress kéo dài, tâm lý tức giận, tiêu cực sẽ khiến gan bị tổn thương, khiến khí huyết kém, làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, lâu dài sẽ dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh về gan.
Vì sao khi phát hiện, bệnh ung thư gan đều đã di căn?
Vì gan không có dây thần kinh cảm giác đau, nên khi phát hiện bệnh thường đã ở giai đoạn muộn. Theo y học Trung Quốc, những người bị tổn thương gan thường có những triệu chứng sau:
- Cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng và khó ngủ.
- Thường xuyên xì hơi, chướng bụng, và gan khó tiêu.
- Nước tiểu có màu vàng.
- Miệng khô và hơi thở có mùi khó chịu.
- Rụng tóc thường xuyên.
- Cảm thấy lo lắng, chán nản, hay thở dài.
- Da, mắt, và móng tay chân có màu vàng.
- Ngứa da, mề đay, và nổi mụn.
- Cảm thấy đau, sốt, và giảm cân không rõ nguyên nhân.
Thói quen nuôi dưỡng gan khỏe mạnh
Ít chơi điện thoại di động trước khi đi ngủ
Ngày nay, nhiều người thích dùng điện thoại trước khi đi ngủ, điều đó góp phần khiến họ thức khuya hơn, gây mệt mỏi và hại gan.
Cố gắng bớt tức giận
Theo quan điểm ngũ hành của y học Trung Quốc, gan và mộc tương ứng, không ưa phiền muộn, stress lâu ngày sẽ gây suy nhược, tổn hại lớn đến gan.
Nuôi dưỡng gan cần "1 nhiều"
Đó là: Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ
Gan là cơ quan "không đau", khi phát ra triệu chứng đau thì đã muộn, do vậy cần phải hình thành thói quen đi khám sức khỏe thường xuyên. Đặc biệt người trên 40 tuổi, hay uống rượu bia lâu năm, bệnh nhân tiểu đường thì tốt nhất nên đến bệnh viện để khám sức khỏe 2 lần/năm.