Một ngày vào tháng 7 năm 1988, anh Trương, một người dân sống ở núi Phục Ngưu, Hà Nam, Trung Quốc, đang đi dạo bên bờ suối gần làng thì vô tình tìm thấy một vật ánh vàng trong nước.
Vì tò mò, anh Trương đã nhặt vật lạ này lên và phát hiện nó trông như một khối vàng. Để kiểm tra, anh Trương đã cắn thử và nghi nhiều khả năng là vàng thật.
Ngay lập tức, người đàn ông này vội liên hệ với chuyên gia để kiểm chứng. Các chuyên gia địa phương cho biết khối vàng trên nặng khoảng 964,5 gram và có hàm lượng vàng nguyên chất là 93%.
Cũng theo những chuyên gia này, khối vàng sẽ không xuất hiện ở khu vực núi Phục Ngưu mà không có lý do. Họ nghi ngờ rằng con suối nơi anh Trương tìm được khối vàng rất có thể là “con suối vàng” hoặc sẽ có một mỏ vàng ở gần dòng suối này.
Để kiểm chứng suy đoán đó, một đội chuyên gia đã đến phong tỏa hiện trường nơi tìm thấy quặng vàng để nghiên cứu. Quả thực sau đó, bằng việc sử dụng hàng loạt trang thiết bị ứng dụng công nghệ cao, các chuyên gia đã phát hiện ra một vành đai khoáng hóa vàng có chiều dài hơn 5km với trữ lượng hơn 5 tấn.
Tuy nhiên, “kho báu” này lại không được các chuyên gia đưa vào khai thác. Nguyên nhân được đưa ra là do tuy vùng núi Phục Ngưu có quặng vàng nhưng phần lớn là quặng đá, rất khó khai thác và chi phí khai thác cũng rất cao.
Quan trọng hơn, hàm lượng vàng trong đá ở đây không cao. Cụ thể, trong 1 tấn đá, hàm lượng vàng nguyên chất chỉ có 1 gram nên việc đầu tư khai thác mỏ vàng ở đây sẽ không thu hồi được chi phí. Do đó, không ai khai thác nó.
Việc phát hiện mỏ vàng ở đây không còn là chuyện quá xa lạ. Đây không phải là lần đầu tiên một mỏ vàng xuất hiện ở Trung Quốc. Từ trước đến nay, quốc gia tỷ dân này vẫn được biết đến là một trong số các quốc gia dẫn đầu thế giới về sản lượng vàng.