Đầu tháng 10 vừa qua, chị Lê Thị Mai H. (SN 1984), trú thôn 2, xã Hương Đô, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) cảm thấy đau ở ổ bụng nên đã đến phòng khám T.T ở khối 10, thị trấn Hương Khê (Hà Tĩnh) để kiểm tra.
Kết quả siêu âm cho thấy, lá lách của chị đã bị cắt bán phần. Một nửa lá lách bỗng không cánh mà bay, khiến chị H. hết sức bất ngờ trước nhận định của bác sỹ.
Kết quả siêu âm lần 1 |
“Cầm kết quả siêu âm trên tay, tôi không tin nổi đây có phải là sự thật hay không nữa? Từ trước đến nay tôi chỉ mổ có đúng một lần, nhưng vì bệnh lý khác tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh, chứ chưa bao giờ trải qua bất cứ lần mổ nào nữa. Một nửa lá lách bỗng dưng biến mất khiến tôi choáng váng”, chị H. chia sẻ.
Sau đó, chị H. tiếp tục đến tại Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông, TP. Vinh (Nghệ An) để siêu âm xác nhận lại và bàng hoàng trước kết luận của bác sỹ vẫn là: “Lách: Đã mổ cắt một phần".
Kết quả siêu âm lần 2 |
Phát hiện mình bị mất một phần lá lách mà không hiểu nguyên nhân nên hiện bệnh nhân này đang nhờ đến cơ quan pháp y giúp đỡ tìm hiểu sự bất thường.
Lá lách nằm ở bên phải phía trên bụng. Lá lách không những chứa một lượng lớn tế bào lympho mà còn sản sinh ra nhiều bạch cầu miễn dịch - nguyên liệu để tạo ra các kháng thể. Có thể nói, đây là nhà máy chế tạo các kháng thể, giúp cơ thể chống lại các bệnh tật. Vai trò của lá lách quan trọng là thế nên việc cắt bỏ lá lách chỉ thực hiện khi không còn giải pháp nào tốt hơn. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, khi cắt bỏ lá lách, sức đề kháng giảm đi rất nhiều, cơ thể dễ bị nhiễm bệnh và khi đã mắc bệnh thì thường nặng, tỷ lệ tử vong cao. |
Tiêm vắc xin dịch vụ không an toàn hơn vắc xin Quinvaxem (Xã hội) - (Phunutoday) - Vắc xin dịch vụ vẫn gây ra biến chứng sau tiêm và không được niêm yết trên lịch tiêm chủng trẻ em ở bất cứ lãnh thổ nào thuộc Canada. |