Phát hiện viêm phổi bằng cách đếm nhịp thở của con

14:00, Thứ bảy 31/10/2015

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Nhịp thở là dấu hiệu quan trọng phát hiện sớm bệnh viêm phổi để điều trị kịp thời, tránh diễn biến nặng dẫn đến t.ử v.ong, nhất là đối với trẻ nhỏ.

Không ít trường hợp viêm phổi nhập viện muộn khiến trẻ nguy kịch, thậm chí tử vong do phụ huynh không biết các dấu hiệu cho thấy bé đang trở nặng, trong đó nhịp thở là biểu hiện cơ bản nhất.

Đếm nhịp thở của trẻ có thể giúp phụ huynh phát hiện bé có bị viêm phổi hay không và viêm phổi ở mức độ nào.

Một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm phổi là tình trạng ho kéo dài từ vài ngày (có bé ho gần một tháng). Trong thời gian này, từ ho, bệnh nhi có thể bị viêm phổi với biểu hiện sớm nhất là thở nhanh.

Cách đếm nhịp thở phát hiện viêm phổi

Người lớn ngồi ôm trẻ vào lòng, giữ trẻ ở trạng thái yên tĩnh, không kích thích, không để quấy khóc. Vén áo trẻ lên cho phần bụng và phần ngực được phơi trần. Nhìn vào bụng hoặc ngực của trẻ để đếm. Mỗi lần hít vào và thở ra một nhịp. Tính thời gian dựa vào kim giây của đồng hồ.

Phát hiện viêm phổi bằng cách đếm nhịp thở của con
Đếm nhịp thở giúp sớm phát hiện viêm phổi ở trẻ

Để lấy số chính xác của số lần thở trong 1 phút có thể 2 người cùng phối hợp đếm nhịp thở: Một người đếm và một người theo dõi đồng hồ trong vòng 1 phút. Nếu nghi ngờ có thể đếm lại lần thứ 2. Dựa vào số nhịp thở và tuổi của trẻ để kết luận trẻ có thở nhanh hay không? Nếu trẻ thở nhanh có nghĩa là trẻ đang bị viêm phổi.

- Trẻ dưới 2 tháng tuổi, nhịp thở 60 lần/phút là thở nhanh.

- Trẻ từ 2 tháng tuổi đến 11 tháng tuổi, nhịp thở 50 lần/phút là thở nhanh.

- Trẻ từ 12 tháng tuổi đến 60 tháng tuổi, nhịp thở 40 lần/phút là thở nhanh.

Khi trẻ bị viêm phổi, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi, cha mẹ không được tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ mà phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để khám và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Phát hiện viêm phổi bằng cách đếm nhịp thở của con
Mẹ cần chú ý quan sát khi con có những cơn ho kéo dài...

Ngoài ra cần lưu ý, trường hợp ho, sổ mũi có kèm theo một trong những dấu hiệu sau đây phải ngay lập tức đưa trẻ đến vào bệnh viện:

- Co lõm ngực (phần giữa bụng và ngực lõm vào khi trẻ hít vào).

- Thở mệt, cánh mũi phập phồng, tím tái.

- Thở khò khè hay thở rít khi nằm yên.

- Không uống được, co giật hoặc li bì khó đánh thức.

Các thống kê cho thấy, cứ 4 trẻ viêm phổi cấp tính thì có một trường hợp gây biến chứng sưng phổi rất nguy hiểm, chính vì thế, khi phát hiện trẻ thở nhanh, phụ huynh nên đưa con đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị. Bệnh nhi càng đến bệnh viện sớm càng dễ điều trị khỏi bệnh.

Một số sai lầm thường thấy của phụ huynh là thấy con bị ho thì quấn kín người, đặc biệt là vùng ngực để giữ ấm cho bé. Cách làm này khiến khó quan sát tình trạng bệnh trở nặng.

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Sau khi sinh khoảng 1 tuần, trẻ thường có những mụn nhỏ li ti ở trên trán, mặt, chân tay gọi là mụn sữa.
chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Trung Thành